Trang chủ Blog Trang 18

10 Trò Chơi Thương Nghĩ Ra

0

Nếu phải ở trong nhà không thể ra ngoài 

Số người chơi: 2+

1. Bài nói thật – ai nói thật bị phát hiện sẽ phải cầm hết bài lên 
2. Tô bóng đèn – sau đó decor phòng bằng bóng đèn. Tối bật lên. 
3. Hát 1 bài hát với tốc độ chậm nhất – ai số phút dài hơn sẽ thắng.
4. Oẳn tù tì uống rượu soju – ai say trước thua 
5. Gõ cửa nhà hàng xóm – tặng cho họ 1 hộp khẩu trang. 2 người mỗi người 10 hộp ai tặng xong trước thắng. 
6. Bịt mắt đoán tên món ăn – Ai đoán ra nhiều món nhất thắng. 
7. Xem các video mắc cười – ai cười đầu tiên sẽ thua. 
8. Thi giải toán lớp 5 – ai thua tức … hơn học sinh lớp 5. 
9. Kể chuyện cười – làm người kia cười trong 60s thắng 
10. Chơi trò thám tử – giấu đồ. Ai tìm ra nhanh hơn thắng. 

Cuộc sống đôi lúc cần tự tạo niềm vui dù hoàn cảnh như thế nào chăng nữa…

#ChaiyoThuong

Dành Cho Ai Làm Việc Ở Nhà Mùa Cô Vy

0

Mùa Cô Vy rất nhiều công ty nghĩ làm việc ở nhà tức là…cho nhân viên ở nhà làm việc. Mọi thứ không đơn giản như vậy. Làm việc ở nhà đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng, với nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ. Hi vọng những hướng dẫn này sẽ có ích cho các bạn.

Hướng dẫn này là một phần của Kế hoạch Kinh doanh Liên tục (BCP) của tập đoàn MVV, được thiết kế để hỗ trợ bạn và các đồng nghiệp trong quá trình làm việc từ xa.

Khi tình trạng dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn, lãnh đạo của bạn sẽ phải thường xuyên cân nhắc đến khả năng làm việc từ xa nhằm giúp bảo vệ các bạn và tuân thủ yêu cầu của chính quyền hay Bộ Y tế

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là sức khỏe của các bạn và làm những gì có thể để giảm thiểu tác động của virus đối với cộng đồng. Ưu tiên thứ hai là đáp ứng trách nhiệm của chúng ta đối với khách hàng và đồng nghiệp bằng cách tiếp tục hoạt động và làm việc.

MVV và các công ty của chúng ta vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động. Tuy nhiên, tùy tình hình, văn phòng của chúng tôi có thể duy trì hoạt động của nhân viên ở mức độ hạn chế và chuyển sang chế độ Làm việc Từ xa với phần lớn nhân viên.

Thuật ngữ làm việc từ xa được hiểu là bạn sẽ làm việc trong thời gian làm việc như trước tại một địa điểm ngoài văn phòng, vẫn đảm bảo cung cấp chất lượng công việc như bình thường, phối hợp với đồng nghiệp bằng việc sử dụng công nghệ, đồng thời trả lời các yêu cầu của khách hàng, của cấp trên và nhóm của mình.

Trong bất cứ lý do nào nếu bạn không thể làm việc từ xa hoặc gặp khó khăn với bất kỳ vấn đề gì, vui lòng trao đổi với người quản lý trực tiếp hoặc phòng nhân sự (HR) của MVV (Ms. Bình)

Vui lòng đọc những thông tin dưới đây để giữ gìn sức khỏe, được kết nối và nhận hỗ trợ đầy đủ khi làm việc từ xa.

LỢI ÍCH CỦA BẠN

• Thiết lập một chế độ tốt hơn trong phòng chống dịch bệnh bằng cách xây dựng cơ chế và lịch làm việc tại địa điểm làm việc từ xa. 
• Nếu có thể, hãy tách biệt không gian làm việc khỏi vị trí bạn nghỉ ngơi khi ở nhà, ví dụ hãy sử dụng bàn hoặc ghế khác.
• Đặt thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng khi làm việc để tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 
• Hãy nhớ kiểm tra với đội nhóm của bạn và dành thời gian hỏi thăm những người khác đang làm việc như thế nào.
• Nếu bạn cần thêm hỗ trợ, hãy liên hệ với quản lý trực tiếp hoặc phòng nhân sự (HR).
• Tuân thủ các biện pháp bảo vệ cơ bản như rửa tay thường xuyên hơn, lâu hơn và giữ khoảng cách 2m với người khác ở những nơi đông người.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

• Khách hàng cần sự sáng tạo, kỹ năng và tài nguyên của chúng ta hơn bao giờ hết. Hãy tiếp tục tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách xuất sắc nhất.
• Tiếp tục lên kế hoạch gọi điện thường xuyên cho khách hàng như khi bạn đang làm việc tại văn phòng.
• Tại bất cứ địa điểm nào có thể, hãy thực hiện các cuộc gọi hoặc video calls hội nghị.
• Trao đổi trực tiếp với cấp trên của mình về các yêu cầu của khách hàng.
• Trở thành đầu mối liên hệ duy nhất với khách hàng để xử lý bất cứ vấn đề gì phát sinh khi làm việc từ xa.

CÔNG NGHỆ LUÔN SẴN SÀNG 

• Nếu bạn ở văn phòng, hãy mang laptop, bộ sạc và phụ kiện máy tính (như tai nghe) về nhà mỗi ngày.
• Đảm bảo bạn có quyền truy cập vào bất ký phần mềm cộng tác nào mà bạn cần, ví dụ như MVV Knowledge. Đảm bảo công cụ tin nhắn/video call và công cụ cộng tác mà công ty bạn đang sự dụng được cài đặt và hoạt động trên các thiết bị của công ty và cá nhân (laptop và điện thoại di động). 
• Hãy đảm bảo tất cả các file quan trọng có trên ổ cứng của công ty cho phép bạn truy cập từ xa.
• Đảm bảo khi cần, bạn có quyền truy cập vào các ứng dụng chính bằng cách cài đặt phần mềm phù hợp.

DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NHÓM

• Sử dụng Workplace, Basecamp, Zoom và Discord để duy trì liên lạc. Như các bạn cũng biết, Workplace dành để chia sẻ và học tập, Basecamp để quản lý dự án, Zoom để trao đổi trực tiếp và Discord để giữ liên lạc tập thể trong suốt thời gian làm việc 
• Nếu bạn hiện không sử dụng phần mềm nào, hãy lập tức tải xuống các ứng dụng này trên máy tính để bàn, máy tính xách tay và điện thoại của bạn 
• Sử dụng các tính năng Teams calls, video và webchats, cũng như điện thoại và video hội nghị, chứ không chỉ mỗi email 
• Chia sẻ trong nhóm số điện thoại di động và điện thoại bàn dự phòng
• Người quản lý cần chỉ rõ vai trò của mỗi người cũng như cam kết công việc, và xác nhận khi một thành viên cần sẵn sàng làm việc online 
• Người quản lý cần lên lịch thường xuyên (tối thiểu là theo ngày) các cuộc họp để duy trì liên lạc 
• Thực hiện các cuộc gọi video nếu có thể
• Cần chỉ rõ các hành động cụ thể khi kết thúc mỗi buổi họp 

BẮT ĐẦU NGÀY LÀM VIỆC TỪ XA THẾ NÀO?

1. KHÔNG GIAN LÀM VIỆC SẴN SÀNG
• Đảm bảo bạn có một nơi làm việc cố định ở nhà, tối thiểu là một bàn làm việc. Ngồi trên sofa hay trên giường phù hợp với việc bạn làm việc ngoài giờ mà không phù hợp với việc làm việc 8 tiếng một ngày.  
• Tuy sẽ có khó khăn, hãy đàm phán với người nhà để bạn có những thời gian riêng tránh không bị quấy rầy, đặc biệt khi các bạn thực hiện các cuộc gọi video call với nhóm.
• Đảm bảo bạn có đầy đủ nước uống, đồ ăn nhẹ nếu cần thiết và thực hiện việc nghỉ ngơi 15 phút sau 2 tiếng làm việc liên tục. Hãy đi lại, hít thở và thực hiện một số động tác thể dục nhẹ khi nghỉ ngơi.
• Đảm bảo bạn tích trữ đủ lương thực thực phẩm cho 14 ngày, kể cả một số thuốc dự phòng.

2. TƯ TƯỞNG LÀM VIỆC SẴN SÀNG 

• Hãy nhớ bạn đang làm việc từ xa, thực sự làm việc, chứ không phải nghỉ ở nhà và kết hợp làm việc.
• Sẽ có nhiều xao lãng, sẽ có khó khăn hơn trong việc giao tiếp và chia sẻ công việc với đồng nghiệp- nhưng chúng ta sẽ làm tốt hơn từng ngày. Công nghệ sẽ hỗ trợ các bạn.
• Bạn sẽ cảm thấy đơn độc và đơn điệu- hãy nhớ đây là thời kỳ khủng hoảng và nó sẽ không kéo dài. Hãy dành cả thời gian cho vui đùa với đồng nghiệp trên không gian mạng để giảm bớt căng thẳng.
• Minh bạch và rõ ràng là chìa khóa của làm việc từ xa hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều được ghi chép lại và mục tiêu của chúng ta là hoàn thành các dự án và sản phầm

3. KẾ HOẠCH LÀM VIỆC SẴN SÀNG 

• Tất cả mọi người bắt buộc phải xây dựng To Do List trên Basecamp muộn nhất vào 6.30PM của ngày hôm trước
• Cuộc gọi Working in Progress (WIP) đầu tiên sẽ bắt đầu vào lúc 9.00AM. Từng thành viên trong nhóm sẽ điểm lại To Do List của mình và liệt kê những việc mình sẽ hoàn thành trong ngày làm việc hôm nay.
• Tùy thuộc vào dự án, trưởng nhóm sẽ quy định về thời gian các cuộc Zoom kế tiếp
• Cuộc gọi Working in Completion (WIC) sẽ bắt đầu vào 4.30. Các thành viên điểm lại những gì mình đã hoàn thành trong ngày và các yêu cầu trợ giúp 

Hãy ghi nhớ, lãnh đạo của các bạn luôn ở bên cạnh (trên không gian mạng) khi bạn cần

Ngoài ra dưới đây là 8 Ứng dụng mình sưu tầm để hỗ trợ cho công việc:

1. Zoom: Meeting video qua điện thoại, hoặc laptop => Cả công ty, công ty và client 
2. Frame.io: Dùng để góp ý video và hình ảnh ==> Trang này có thể thay thế cho Youtube, khách hàng có thể feedback trực tiếp trên video clip.
3. Instagantt: Quản lý timeline, workflow. ==> Phù hợp với Account/Producer khi chạy dự án
4. Boords: làm và chia sẻ Storyboard, Animatic và feedback theo frame khá tiện. ==> Hỗ trợ Creative trong việc làm board. 
5. Slack: Giao tiếp nội bộ. ==> App này cũng tương tự như Skype nhưng có đồng bộ một số tính năng khác cũng khá hay như thiết lập nhắc nhở.
6. Basecamp: quản lý và giao tiếp với khách hàng khi làm dự án.
7. Dropbox: Lưu trữ file.
8. Freshbooks: Quản lý chi phí, invoices.

Hi vọng giúp được mọi người. Cũng để cảm ơn mọi người thời gian quan đã dõi theo (stalk) Thương <3

#ChaiyoThuong

15 Video Giúp Kích Thích Hành Động: NOW

0

Cần Lửa các bạn có thể xem. Bí kíp GIỮ LỬA của Thương!


1. Hãy kỷ luật ngay ngày hôm nay!!!!
Link: http://bit.ly/2xGME6p
2. KỶ LUẬT: Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ vô danh
Link: http://bit.ly/2Wb7MvH
3. Đi tìm mục đích sống chỉ với 4 phút
Link: http://bit.ly/3a52syh
4. Bắt đầu mỗi ngày bằng những thói quen tích cực 
Link: http://bit.ly/33px7Ub
5. Thời điểm thích hợp để bắt đầu thay đổi là NGAY BÂY GIỜ!
Link: http://bit.ly/33mYbDO
6. 2020 – năm của HIỆU SUẤT
Link: http://bit.ly/38RF2uD
7. Lời khuyên dành cho sinh viên và người trẻ tuổi
Link: http://bit.ly/2xJDFS5
8. Đây là lý do tại sao chỉ có 1% người thành công
Link: http://bit.ly/33nDTcZ
9. TỈNH DẬY VÀ LÀM VIỆC ĐI!!!
Link: http://bit.ly/3a51HFr
10. Bạn của ngày hôm nay là kết quả của sự HY SINH và KỶ LUẬT
Link: http://bit.ly/2U8EU4v
11. Bài phát biểu Will Smith về sự KỶ LUẬT
Link: http://bit.ly/3aXipX5
12. Cách để trở nên kỷ luật hơn
Link: http://bit.ly/2vYpmIN
13. Bản thôi miên thành công nên nghe mỗi ngày
Link: http://bit.ly/33jZdjP
14. Bản nhạc giúp tĩnh tâm hoạch định mục tiêu:
Link: http://bit.ly/2UD4BMJ
15. Nhạc giúp kích thích hành động
Link: http://bit.ly/2WmW3KN

#ChaiyoThuong

15 Phim “Hại Não” Mình Yêu Thích

0

Phim “hại não” (mind-bending/mind-screw) theo cách hiểu đơn giản là những phim được xây dựng với nhiều tầng nội dung và ý nghĩa, buộc người xem phải suy nghĩ để có thể hiểu được những thông điệp mà phim muốn truyền tải. 

1. Cube (Mê cung lập phương, 1997)
http://bit.ly/39XbIEj

Năm người xa lạ tỉnh dậy trong một căn phòng lập phương kín, không hề biết lí do vì sao mình bị đưa đến đây. Nỗi kinh hoàng nhanh chóng được đẩy cao khi họ phát hiện ra những cái cửa sập trên tường dẫn tới những căn phòng khác tương tự nhưng lại tiềm tàng trong đó một cái bẫy chết người. 

2. Memento (Hành trình tìm lại ký ức, 2000)
http://bit.ly/2IUCsJT

Một người đàn ông bị bệnh mất trí nhớ ngắn hạn – chỉ trong vài phút ngắn ngủi là quên sạch những gì vừa xảy ra – cố gắng truy tìm kẻ giết vợ mình. Sau khi xem hết phim thì khuyến cáo là nên xem lại một lần nữa từ cuối phim lên ạ.

3. Inception (Kẻ đánh cắp giấc mơ, 2010)
http://bit.ly/2TT6rqN

Một tên trộm chuyên đánh cắp bí mật thông qua việc sử dụng công nghệ để thâm nhập vào giấc mơ của người khác. Phi vụ cuối, anh được giao nhiệm vụ ngược lại, đó là “gieo” ý tưởng vào tâm trí của một C.E.O. Bộ phim huyền thoại với cái kết đau đầu nhất nhì nền điện ảnh. 

4. Pi (Hằng số Pi, 1998)
http://bit.ly/39UNsms

Max, một nhà toán học khác người vô tình phát minh ra một thuật toán có thể là chìa khóa dẫn đến các bí mật vũ trụ, công cụ tối ưu để dự đoán thị trường chứng khoán hay thậm chí, vị thần tiếp theo sau Allah, Jesus và Đức Phật. Khi đánh hơi thấy bí mật này, giáo phái Hasidic và công ty ở phố Wall đã tìm đến Max.

5. Dark City (Thành phố bóng đêm, 1998)
http://bit.ly/2TUla5O

Loài người sống và làm việc hàng ngày mà không hề hay biết rằng thế giới của chúng ta nằm trong sự kiểm soát của người ngoài hành tinh, và cứ mỗi đêm, nó lại được cài đặt”reset” để giống loài ngoài Trái Đất có thể nghiên cứu chúng ta.

6. The Fountain (Người bất tử, 2006)
http://bit.ly/2xLmWh5

3 câu chuyện ở ba khung cảnh khác nhau: tướng quân và nữ hoàng, bác sĩ và người vợ nguy kịch, người đàn ông hói đầu và cái cây đang chết. 3 câu chuyện vốn chẳng liên quan gì đến nhau lại liên kết lại và đưa về một triết lý chung: Con người không chỉ tò mò về cái chết, họ còn muốn vượt qua nó.

7. Predestination (Tiền định, 2014)
http://bit.ly/2TTm4Q6

Một đặc vụ quay trở về quá khứ năm 1975 nhằm ngăn chặn một âm mưu khủng bố và bị vướng vào một cuộc tình bí ẩn. Cả bộ phim cuối cùng dệt nên một vòng lặp nghịch lý hoàn chỉnh và có phần nhức nhối với “nhân vật chính”.

8. The Prestige (Ảo thuật gia đấu trí, 2006)
http://bit.ly/3d9qkCO

Sau một tai nạn bi thảm, hai nhà ảo thuật tham gia vào một trận chiến để tạo ra những màn ảo thuật tối thượng. Họ phải khi hy sinh tất cả mọi thứ khi cố gắng hơn thua lẫn nhau. Xem để biết tất cả mọi thứ trên đời đều có thể là một cú lừa. 

9. Legion (Dị Nhân Legion, 2017)
http://bit.ly/2x4n2Qo

Phim xoay quanh David Haller – người bị đa nhân cách nặng và cứ mỗi nhân cách lại có một sức mạnh khác nhau. David Haller cũng chính con trai của giáo sư Charles Xavier.

10. Shutter Island (Đảo kinh hoàng, 2010)
http://bit.ly/2IY8Yup

Khoảng gần nửa bộ phim, bạn sẽ tưởng rằng đây là một bộ phim trinh thám hình sự bình thường. Và rồi nó chốt hạ bằng một cái kết thôi rồi lượm ơi.

11. Triangle (Tam giác quỷ) 2009
http://bit.ly/2TWQQaY

Jess cùng nhóm bạn du thuyền đến bến cảng địa phương, rồi một cơn bão ập đến khiến họ phải tấp vào một con tàu bỏ hoang. Không có một ai, đồng hồ đã dừng lại, và có ai đó đang rình rập săn bọn họ, từng người một. Jess phát hiện ra mình đang bị kẹt trong một vòng lặp xoắn đến không thể xoắn hơn được nữa. 

12. Gone Girl (Cô Gái Mất Tích, 2014)
http://bit.ly/2QC5qTd

Vào ngày kỉ niệm 5 năm thành hôn, người vợ trẻ Amy Dunne đột ngột biến mất. Một cuộc truy tìm trên quy mô lớn được tiến hành; không dấu vết nào được phát hiện. Mọi nghi vấn dồn về phía chồng Amy là Nick Dunne. Bộ phim được đánh giá là khiến người xem sau khi coi xong liền mất hết niềm tin vào xã hội. 

13. Enemy (Kẻ thù, 2003)
http://bit.ly/2TVhpgr

Adam Bell là một giáo sư tầm trung sống một cuộc đời tẻ nhạt – cho đến khi anh ta nhìn thấy một bản sao giống như in của mình trong một bộ phim. Bản sao ấy là một diễn viên có tính cách phức tạp, và cả hai dần nhận ra mình bị ám ảnh bởi người còn lại.

14. Interstellar (Hố đen tử thần, 2014)
http://bit.ly/3aW2d8u

Một biên niên ký về cuộc phiêu lưu vĩ đại của một nhóm các nhà thám hiểm khám phá lỗ đen vũ trụ để vượt qua các giới hạn thông thường trong du hành không gian, chinh phục hành trình xuyên dải ngân hà. 

15. Mulholland Drive (Ảo mộng trên đường Mulholland, 2001)
http://bit.ly/38VSayP

Đây là tác phẩm được cho là hại não nhất mọi thời đại, một câu chuyện rối rắm phức tạp bậc nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên thực sự thì nó không quá khó để cảm nhận nếu bạn đã từng trải qua cái cảm giác bất lực với hiện thực phũ phàng và bắt đầu tưởng tượng (quá đà) về những viễn cảnh đẹp đẽ.

#ChaiyoThuong

Để Thương Kể Mọi Người Nghe Chuyện Trong Nghề

0

“Chuyện kể là ngày xửa ngày xưa… 
Có một Thị Cám đã đi trễ còn ngồi bàn đầu 
Thị dính một lời nguyền: cứ nghe giảng là buồn ngủ

Trong tiếng giảng truyền cảm của thầy đã đưa Thị vào một giấc mơ 
Giấc mơ ấy Thị biến thành vợ của A Phủ
Thị gặp rất nhiều “idol” từ Lão Hạc, Bá Kiến, Bà Phù Thuỷ,…
Ai cũng bị viêm Xoang khiến đời muốn toang mà may thay trong tay Thị có thuốc quý. 

Thị quyết định từ nay Thị sẽ giải xoang và giải oan cho mọi người để có tiếng thơm về sau …”

Đây có lẽ là sản phẩm Thương tự hào nhất năm 2019
Vì được làm hai vai trò đạo diễn & đồng thời creative kịch bản và bài hát cùng một người em trong team.  
Lần đầu tiên Thương có đất sáng tạo ngoài trường quay nhiều đến vậy và cũng chứng kiến các bạn làm cùng team toả sáng. 

Đạo diễn job này phải nói nó đã gì đâuuuuu 
Bài hát viết xong mà cứ bị ám ảnh cả tuần sau đó 

Một năm chỉ cần 2- 3 cái thành công cả về lượt xem và “win heart” khách hàng thế này là vui rồi. 

#ChaiyoThuong
#ChaiyoTeam 
Càng nỗ lực, càng may mắn
Many ideas for everyone ^^: https://nguyenhoaithuong.com/

Làm Sao Để Vượt Qua Rào Cản?

0

Mọi người hay hỏi Thương: 

Thương học trường sân khấu điện Ảnh?
Bố mẹ Thương đồng ý cho Thương theo con đường này ?
Nhiều người ủng hộ Thương theo con đường này không?

Thực tế là: 
Không là câu trả lời cho tất cả.

Thương học ngành kinh tế 
Bố mẹ Thương chỉ mong Thương tốt nghiệp kinh tế 
Bạn bè Thương nghĩ sao Thương chọn con đường khó thế 

Thật sự thời điểm cách đây 8 năm là lúc Thương đang một mình lựa chọn con đường này. 
Chọn sai ngành – Thất tình – Mọi người ngăn cản.

Lúc đó cô độc và sợ hãi là thứ Thương phải đối mặt.

Lúc đó chỉ có một thứ duy nhất dẫn lối cho Thương:
THƯƠNG TIN VÀO BẢN THÂN MÌNH 

Thương tin Thương thấy niềm vui trong việc biến các ý tưởng của mình thành những bộ phim mà mọi người đều có thể nhìn thấy.

Thương tin trừ bản thân mình ra không ai có thể chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và cuộc sống của bản thân. 

Nên con đường Thương đi không có Rào cản thì nó đã không giúp Thương thấy được khát khao trong mình mạnh mẽ đến mức nào.

Không gì có có thể cản được ước mơ của bạn.

Tại sao bạn cứ quan tâm tới tài khoản trong ngân hàng vậy?
Tại sao bạn không quan tâm tới nhịp đập của trái tim mình?

#ChaiyoThuong
Càng nỗ lực, càng may mắn

Có Vấn Đề Với Ý Tưởng Phải “Nàm” Sao?

0

Mẹo đối phó với “writing block” mà bất kỳ freelancer viết lách nào cũng đôi lần gặp phải


Dù luôn có nguồn năng lượng và sức sáng tạo dồi dào, những cây viết vẫn không thể tránh khỏi khoảnh khắc “tắc tị” kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí cả tuần.

Tin mừng là không phải bạn, mà ngay cả những nhà văn nổi tiếng cũng gặp phải tình trạng này đôi lần. Dưới đây là những vấn đề liên quan đến “writing block” phổ biến nhất cũng như gợi ý giúp bạn vượt qua cơn “khủng hoảng nho nhỏ”

1 – Bạn có quá ít ý tưởng

Bạn không biết mình sẽ viết gì tiếp theo, chủ đề gì, nội dung gì, hay chương sách tiếp theo… Bạn lạc lối trong những câu hỏi “mình nên làm gì tiếp theo”, và không nghĩ mình sẽ có đủ ý tưởng mới mẻ hay ho. 

Việc không thể đưa ra quyết định sẽ chỉ càng khiến bạn nghi ngờ bản thân và rốt cục sẽ không làm gì cả. Vì vậy hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả những ý tưởng bạn có, rồi nghĩ về 10 ý tưởng tệ hơn, cứ làm như vậy và bạn sẽ thấy mình đã có trong tay ý tưởng khả dĩ nhất. Khi có ý tưởng này rồi, hãy bắt tay vào làm việc, bởi nếu nó không hợp lí, bạn vẫn có thời gian để thay thế nó bằng ý tưởng khác.

2 – Bạn có quá nhiều ý tưởng

Và không biết bắt đầu từ đâu, vì thế bạn cũng sẽ chẳng làm gì cả. Bạn không biết cách chọn ra ý tưởng tốt nhất và để những ý tưởng còn lại cho lần sau. Nỗi sợ lựa chọn sai cũng chỉ đưa bạn đến con đường bế tắc hơn. 

Bí quyết là hãy thu hẹp phạm vi tập trung, viết ra mọi ý tưởng rồi tự hỏi chính mình ý tưởng nào có thể chờ đợi, và ý tưởng nào có vẻ khẩn cấp hơn, phù hợp với thời đại hơn, hay thể hiện phong cách của bạn tốt nhất. Nếu phải chọn 2 ý tưởng để làm cùng nhau, bạn sẽ làm chúng như thế nào, việc này có khả thi không?

3 – Bạn có ý tưởng nhưng không biết triển khai 

Bạn muốn bắt đầu viết lách cho một tờ báo, tạp chí, trang web, hay thậm chí một cuốn sách nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hay nghĩ mình không có chuyên môn thì chắc không nên mạo hiểm.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu tờ báo hay tạo chí bạn muốn viết để hiểu văn phong và chủ đề họ hướng đến, xem bạn có phù hợp không. Bạn cũng có thể luyện tập viết hàng ngày bất cứ chủ đề gì và đừng ngần ngại chia sẻ với bạn bè để nhận được phản hồi, bởi lúc đó bạn sẽ biết mình có thể có độc giả hay không. 

4 – Bạn theo chủ nghĩa hoàn hảo và không hài lòng với những gì mình viết

Bạn không thể tiếp tục viết vì mắc kẹt ở bước hoàn thiện đi hoàn thiện lại một bài viết hay tác phẩm. Vấn đề ở đây là chuẩn mực hoàn hảo của bạn sẽ không bao giờ giống với chuẩn mực hoàn hảo của người khác, vì vậy dù có chỉnh sửa nhiều lần, bạn cũng sẽ không thể chắc chắn người khác sẽ đánh giá nó theo cách bạn mong muốn.

Có rất nhiều nhà văn gặp phải vấn đề này, nhất là những nhà văn có tên tuổi. Bạn phải chấp nhận sự thật rằng có khả năng tác phẩm của mình sẽ không được đón nhận như tác phẩm trước, nhưng nếu không muốn đứa con tinh thần cứ bị bỏ xó hay trì hoãn, hãy hài lòng sau vài lần sửa và tiếp tục với dự án khác.

5 – Bạn bị lặp lại chính mình

Cùng một lối văn phong, cùng một đề tài, bạn thấy mình không thể bứt phá hay làm mới, thậm chí đó có thể là phản hồi từ biên tập. Để thay đổi điều này, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

(1) Ngừng bắt bản thân viết một thời gian ngắn, bởi khi không viết, bạn sẽ tập trung vào thế giới xung quanh nơi luôn tràn ngập ý tưởng và cảm hứng. Khi viết trở lại, bạn sẽ thấy sự thay đổi.

(2) Tìm cảm hứng từ sách báo, phim ảnh, đi du lịch hay triển lãm nghệ thuật. 

(3) Nâng cao chuyên môn bằng việc tìm hiểu thêm về phong cách viết, các thể loại, đề tài, cách áp dụng.

Hãy nhớ: chỉ nghỉ ngơi, đừng từ bỏ. Nhiều người rơi vào trạng thái thụ động hay lười sau một thời gian ngừng viết lách. Điều này có thể khiến họ gặp khó khăn khi viết trở lại hay từ bỏ hẳn. Kết quả này sẽ hoàn toàn trái ngược với mục đích ban đầu của bạn.

#ChaiyoThuong

17 Bộ Phim Kinh Điển Về Kinh Doanh

0

1. Bố già – The Godfather (1972)

Được nhiều người đánh giá là bộ phim Mỹ hay nhất từ trước đến nay và dành đến 3 giải Oscar danh giá, The Godfather (1972) đã trở thành một chuẩn mực trong điện ảnh.

Bố Già là một tác phẩm hình sự dựa theo tiểu thuyết cùng tên, xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone. Với tình tiết thắt nút, mở nút cũng như những màn đấu súng nguy hiểm, phim đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York.

Bộ phim nhấn mạnh vào lý do tại sao cần xây dựng những mối quan hệ, cần vay vốn để kinh doanh tốt, cũng như đôi khi phải hiểu là có những chuyện không thể thương lượng.

2. Sói già phố Wall – The Wolf of Wall Street (2013)

Phim được phóng tác dựa trên kịch bản chuyển thể từ cuốn hồi ký nổi tiếng ăn khách của Jordan Belfort, một tay buôn bán cổ phiếu khét tiếng trên sàn chứng khoán phố Wall. Khi kiếm được hàng tỷ USD bằng việc lừa gạt khách hàng và đốt sạch số tiền vào những thói chơi xa xỉ như mua xế hộp đắt tiền, dinh thự sang trọng, du thuyền, rượu mạnh, gái và chất gây nghiện..

Sau đó, hắn bị vào tù 20 tháng từ chối hợp tác với cảnh sát điều tra trong vụ bê bối chứng khoán giả mạo. Vụ bê bối này đã suýt nữa làm sụp đổ cả phố Wall vào thập niên 90, dính líu đến giới ngân hàng và cả các băng đảng mafia.

The Wolf of Wall Street đã phản ánh sự thăng trầm của thế giới tài chính Wall Street cùng với những cuộc tiệc tùng chơi bời ngập trong ma túy và rượu chè, cuối cùng đã làm đảo lộn cuộc sống của những con người đắm chìm trong nó…

3. Mạng xã hội – The Social Network (2010)

The Social Network là câu chuyện về một sinh viên trường Harvard có tên Mark Zuckerberg phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện tụng từ chính những người bạn của mình trước khi giành được quyền sở hữu Facebook.

Đặc biệt, bộ phim còn tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Phim Mạng Xã Hội, bộ phim về tỉ phú Facebook – Mark Zuckerberg đã làm khuynh đảo các phòng vé Bắc Mỹ khi dẫn đầu bảng xếp hạng phim hay ăn khách trong vòng 2 tuần lễ liên tiếp. Cùng với sự đón nhận tích cực từ khán giả, phim còn được đông đảo giới phê bình thừa nhận là một trong những tác phẩm điện ảnh toàn vẹn nhất năm 2010.

4. Thiếu niên bạc tỷ – Top Secret (2011)

16 tuổi: Top kiếm tiền bằng cách chơi game được 400.000 baht/tháng (tương đương 240.000.000 VND)

17 tuổi: chịu điểm F để đi làm thêm kiếm 2000 baht

18 tuổi: nhà phá sản, mắc nợ 40 triệu baht (tương đương 24.000.000.000 VND)

19 tuổi: đem loại rong biển Đại gia nhí vào bán trong 3000 chi nhánh của hệ thống bán lẻ Seven Eleven

Hiện tại Top 26 tuổi, chủ của thương hiệu rong biển số 1 của Thái Lan, có cổ phần chiếm 85% thị trường hay doanh số tương đương 1000 triệu baht (tương đương 600.000 triệu VND), tổng cộng nhân viên dưới quyền 1.200 người.

Không ai biết, cậu từng là một con nghiện game online, một thiếu niên cấp 3 mà cả thầy cô lẫn phụ huynh đều lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ không thể kiếm nổi tiền nuôi thân, bỗng trở thành thiếu niên bạc tỷ như ngày hôm nay.

5. Phúc họa khôn lường – Boiler Room (2000)

Vin Diesel và Giovanni Ribisi vào vai hai kẻ lừa đảo chứng khoán mua cổ phiếu ở mức giá thấp, sau đó thổi phồng giá trị của chúng để kiếm lời.

Đây là bộ phim nhắm thẳng vào góc tối tăm của giới tài chính Mỹ, nơi những tay môi giới chứng khoán của New York kiếm tiền bằng thủ đoạn vô liêm sỉ đẩy cổ phiếu ảo cho những khách hàng cả tin.

6. Cuộc chiến phố Wall – Margin Call (2011)

Toàn bộ diễn biến trong Margin Call chỉ gói gọn trong khoảng 36 tiếng tại một ngân hàng đầu tư có tiếng tại Mỹ.

Sau khi hoàn thành nốt công việc của một đồng nghiệp vừa bị sa thải, một chuyên viên phân tích rủi ro đã tình cờ phát hiện ra ngân hàng đang đứng trước bờ vực phá sản. Ngay lập tức, anh trình báo lên cấp trên rồi lên trưởng phòng bán hàng. Sự việc quá nghiêm trọng khiến các sếp lớn lần lượt phải xuất hiện để tìm cách giải quyết.

7. Phố Wall – Wall Street (1987)

Bud Fox (do Charlie Sheen đóng), một nhà môi giới trẻ tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới mà tất cả bất cứ điều gì có thể được mua và bán. Anh tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Anh đã nhận được sự giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas thủ vai) với châm ngôn “tham lam luôn tốt”.

Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.

Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.

8. Đại tư bản – The Men Who Built America (2012)

Phim lịch sử xoay quanh về 4 nhà đại tư bản nổi tiếng nhất thế giới, 4 “ông trùm” của thế kỷ 19,

John D Rockefeller – “Vua dầu lửa”, Andrew Carnegie – “Vua sắt thép”, Cornelius Vanderbilt – “Vua đường sắt”, J.P. Morgan – “Vua ngân hàng” và cuối cùng một doanh nhân của thế hệ tiếp theo là Henry Ford (Cha đẻ dây chuyền lắp ráp xe ô tô)

Những người này đã tạo ra giấc mơ nước Mỹ và là công cụ của chủ nghĩa tư bản như chuyển đổi tất cả mọi thứ họ chạm vào: dầu hỏa, đường sắt, thép, vận chuyển, ô tô và các ngành công nghiệp tài chính. Tên của họ được đặt thành tên đường, được khắc vào các tòa nhà và là một phần không thể thiếu của lịch sử nhân loại.Tham vọng của họ đã vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, để tồn tại và phát triển, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào.Họ đều nhìn thấy cơ hội và triển vọng tốt với mức lợi nhuận ngắn hạn cao. Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng phải khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng.

Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.Người ta có thể tìm ra Châu Mỹ, nhưng để có được một nước Mỹ siêu cường như hiện nay không tự dưng mà có, họ phải xây dựng nên nó.

9. Khoảnh khắc thiên tài – Flash of Genius (2008)

Bất cứ ai muốn khởi nghiệp cũng đều phải xem bộ phim này để hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ ý tưởng khỏi những kẻ muốn đánh cắp chúng.

Flash of Genius kể về cuộc đấu tranh trong một thời gian dài giữa vị giáo sư đại học và cũng là một nhà phát minh làm việc bán thời gian Robert Kearns với ngành công nghiệp chế tạo xe hơi khổng lồ của Mỹ.

10. Thương trường – Too Big to Fail (2011)

Tương tự Margin Call, bộ phim Too Big To Fail cũng nói về đề tài khủng hoảng tài chính 2007-2008. Vào giữa những năm 2000, phố Wall bùng nổ: Tiền hoa hồng cao kỷ lục, hàng triệu đô la tiền lương, thị trường nhà đất tăng vùng vụt. Nhưng vào năm 2008, tất cả sụp đổ và mang nền kinh tế Mỹ đến bờ vực phá sản.

Khi đó, những tai to mặt lớn của ngành tài chính nước Mỹ, những cuộc thương lượng hàng tỉ đô đã diễn ra. Tất cả chỉ để nhắm cứu vãn tình hình tài chính tồi tệ của các tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ.

11. Eron: Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng – Enron: The Smartest Guys In the Room (2005)

Enron: The Smartest Guys là một bộ phim tài liệu dựa trên cuốn sách cùng tên bán chạy nhất năm 2003 của hai phóng viên Tạp chí Fortune – Bethany McLean và Peter Elkind. Cuốn sách là một nghiên cứu khá đầy đủ về một trong những vụ bê bối kinh doanh lớn nhất lịch sử Mỹ.

Bộ phim kể về những thăng trầm của Tổng công ty Enron từ đỉnh cao thành công cho đến sự sụp đổ hòn toàn vào năm 2001. Trong bộ phim cũng đề cập đến những câu chuyện kỳ lạ của các giám đốc điều hành Ken Lay, Jeff Skilling, Andy Fastow và Timothy Belden. Ngoài ra, nó cũng có bóng dáng của ông trùm năng năng lượng và quỹ đầu tư một thời Jim Chanos.

Bộ phim mang đến những bài học kinh doanh và cảnh báo về sự khác biệt giữa một quyết định đúng và một quyết định sai.

12. Những tên cướp ở thung lũng Silicon – Pirates of Silicon Valley (1999)

Pirates of Silicon Valley xoanh quanh sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn lớn Apple và Microsoft khi Steve Jobs và Bill Gates cùng gây dựng đế chế công nghệ của mình vào những năm 1980.

Bộ phim đã khắc họa thành công sự cạnh tranh gay gắt giữa hai doanh nhân và cách họ liên tục vươn lên từ cạnh tranh đó.

Bộ phim truyền tải một thông điệp: Khi bạn khởi nghiệp, sự cạnh tranh luôn là thuốc bổ cho sự phát triển.

13. Phố Wall – Tiền không bao giờ ngủ (2010)

Đây là một trong những bộ phim hàng đầu cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về kinh doanh không nên bỏ qua.

“Phố Wall” dựng lại cuộc đời đầy thăng trầm của Gordon Gekko, nó cho thấy con người sẵn sàng đánh đổi nhân cách để trở nên giàu có một cách bẩn thỉu và đánh cược lớn tại phố Wall, với các triết lý như: “Tiền là tất cả” và “Tham lam là tốt”.

14. Nội gián – The Insider (1999)

The Insider là một bộ phim căng thẳng về một cuộc chiến đem đến sự thật cho công chúng về một vấn đề mà ngay nay ai cũng thấy bình thường: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Nhưng để biết được sự thật này, có những con người đã phải chiến đấu và hy sinh.

Đó là bác học Jeffrey Wigand dám phá bỏ luật lệ không được tiết lộ bí mật công ty, và nhà báo Lowell Bergman nhằm chống lại cả một tập đoàn khổng lồ của một nền công nghiệp hái ra tiền : nền công nghiệp thuốc lá.

Đây là câu chuyện về một người đàn ông phải đối mặt với một sự lựa khó khăn giữa một bên là hành động đúng đắn và mạo hiểm cả cuộc sống, và một bên là giữ im lặng.

15. Cuộc sống tươi đẹp – It’s a wonderful life

Bộ phim đen trắng vượt thời gian của đạo diễn Frank Capra là một bài học về đạo đức, tài chính và thực tế!

Bài học quan trọng nhất một sinh viên tài chính có thể rút ra là tiền không mua được hạnh phúc, hạnh phúc thực sự không nằm trong công việc mà là ở gia đình, tình yêu và bạn bè. Đó mới là cuộc sống tuyệt vời nhất!

16. Công dân Kane – Citizen Kane

Một bộ phim về kinh doanh Mỹ của đạo diễn Orson Welles công chiếu năm 1941. Lấy nguyên mẫu từ một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực truyền thông của Mỹ thời bấy giờ, Citizen Kane tái hiện cuộc đời một ông trùm với những diễn biến từ thời thơ ấu đến những thành công trong sự nghiệp và bi kịch sau này, rồi tham vọng quyền lực dẫn đến sự sụp đổ cuối đời.

17. Cuộc đời Steve Jobs – Steve Jobs

Bộ phim về kinh doanh này kể về Steve Jobs, nhà sáng lập công ty Apple, người đã thay đổi cả thế giới công nghệ số.

Ông là con người của sự khác biệt, được hàng triệu người mến mộ trên khắp thế giới đón nhận bởi những sáng tạo không ngừng nghỉ cùng triết lý sống sâu sắc.

Trong số đó, bài phát biểu dành cho các sinh viên sắp tốt nghiệp cùng câu nói “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” đã trở thành ngọn lửa thắp lên niềm đam mê cống hiến của rất nhiều người trẻ trên thế giới.

#ChaiyoThuong

Review Sách: Thăm lại Brideshead

0

Một cuốn sách luôn nằm trong top những cuốn sách kinh điển nên đọc, phổ biến đến mức đã có hàng ngàn người đọc xong cuốn này và muốn đăng kí thi vào trường Oxford danh giá. Thăm lại Brideshead là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thế hệ trẻ Oxford, mà mỗi trang ngẫu nhiên đều có thể đem làm quotes.

“Mình muốn chôn cái gì đó quý giá mỗi nơi mình thấy hạnh phúc và rồi khi mình già khọm xấu xí và nghèo khổ, mình có thể quay về đào nó lên mà nhớ lại.”

“Ta chỉ có thể trân quý cái đẹp của vạn vật bằng cách vẽ nó.”

“Khi những vũng nước cạn khô thì người ta tìm cách uống ảo ảnh.”

“Khi người ta căm ghét thứ gì đó bằng cả trái tim, nghĩa là họ đang căm ghét thứ ấy ở chính mình.”

“- Nhưng ta đâu thể tin mọi điều chỉ vì chúng là một ý dễ thương.- Nhưng mình tin. Mình tin theo cách như vậy.”

#ChaiyoThuong

Nếu Bạn Chưa Biết: Bạn Thích Làm Gì?

0


1️⃣ Hỏi mình

Trên trang hỏi đáp trực tuyến nổi tiếng Quora có một câu rằng “If no one taught you how to do next, what would you do?

– Nếu không có ai dạy bạn nên làm điều gì tiếp theo, bạn sẽ làm gì?”.Cho đến một ngày, khi ngồi tĩnh lặng, từ tốn viết xuống một thứ gọi là “Life resume”

– Bản tóm tắt cuộc đời. Mình mới liên kết được với câu hỏi trên.

Nhìn toàn bộ dòng thời gian, mình nhận ra những quyết định lớn trong đời, như chọn môn gì để luyện, trường nào để thi, nghề gì để làm. Đều không có điều mình THÍCH trong đó. Là gia đình định hướng, thầy cô ảnh hưởng, theo gương anh/chị, gợi ý từ bạn bè.Mãi sau đó, mình mới dành thời gian tự hỏi những câu sau:

  • Hồi nhỏ mình từng thích gì? Giờ có thay đổi không? Vì sao vậy?
  • Lúc rảnh thì hay làm gì?
  • Khi mình mệt mỏi, mình muốn làm gì?
  • Điều gì khiến mình tò mò? Mình thấy vui hay thích thú khi làm gì chứ?
  • Mình từng làm gì quên cả thời gian?

Từ ý tưởng manh nha, mình bắt tay hành động. Chuẩn bị tài chính vững vàng, tinh thần ổn định, kĩ năng đủ chắc, và chấp nhận tình huống ‘xấu nhất’ có thể xảy ra trong lúc thất nghiệp.Mình quyết định, 2019, mình sẽ nghỉ việc.Một năm của sự trải nghiệm.


2️⃣ Hỏi người

Bước tiếp theo là mình gửi email tới những người đã có đủ khoảng thời gian cùng chơi/ cùng học/ cùng làm, đủ tin tưởng và họ biết về mình khá rõ. Đó là những người thân thiết, những người từng chung dự án, hay đồng nghiệp từng làm việc cùng. Mình nhận được gần 30 hồi đáp. Điều đó, thực tình đáng quý. Họ cho mình thấy khá nhiều điều mới, những lời nhận xét, và lời khuyên hữu ích. Mình phân tích, tự đánh giá và xâu chuỗi từ việc chiêm nghiệm của bản thân. Sau đó kết luận xem điều gì phù hợp và không.Đây là form mình đã gửi đi (http://tiny.cc/reviewform), nếu thấy cần, bạn có thể tham khảo.Thêm nữa, mình trực tiếp trò chuyện, hẹn gặp một số người có kinh nghiệm để mở rộng góc nhìn và lắng nghe từ họ.


3️⃣ Hỏi internet

Một là, mình làm các bài test về tính cách và đặc điểm nghề như Holland, MBTI, Big Five và Enneagram để có những góc nhìn (lý thuyết/dữ liệu) về bản thân. Tùy cách bạn làm bài test (trong tâm trạng ổn, đủ thời gian, có sự chú tâm, hiểu đúng, hay thành thật với chính mình đến mức nào…) sẽ tác động đến kết quả. Các bài test này chỉ phản ánh một phần nào đó con người bạn trong thời điểm đó. Sau quá trình trải nghiệm điều này có thể thay đổi. (Link tham khảo: http://tiny.cc/tests)Hai là, đọc và cập nhật thông tin trên các trang về hướng nghiệp, một vài gợi ý như:

4️⃣ Hỏi sách

Suốt thời gian này mình tìm đọc nhiều đầu sách về hướng nghiệp, vài cuốn tham khảo sau:

  • Dù của bạn màu gì – Richard N.Bolles
  • Cứ đi để lối thành đường – Phoenix Ho
  • Ikigai – Ken Mogi (bản dịch tiếng Việt: Ikigai – bí mật sống hạnh phúc và trường thọ của người Nhật)
  • The one week job project – Sean Aiken (Bản dịch tiếng Việt: Thử thách 52 nghề)
  • Chuyện của nghề – Nhóm chuyện của nghề
  • Sách hướng nghiệp của VVOB, danh sách nghề của ILO
  • The Element – Ken Robinson & Lou Aronica (Bản dịch tiếng Việt: Môi trường lý tưởng – Bí quyết khơi dậy đam mê làm thay đổi cuộc sống)

Lưu ý: các gợi ý về bài trắc nghiệm, sách, trang thông tin bên trên đều mang tính kinh nghiệm cá nhân, tùy vào gu đọc/ tìm hiểu/ mối quan tâm, bạn nên cân nhắc và kiểm tra tính uy tín, chất lượng, phù hợp trước nhé.


5️⃣ Hỏi đời

Và đến lúc mình lăn xả thực tế. Bằng cách lao vào làm một thời gian, mình hiểu được khoảng cách giữa việc ‘mình NGHĨ là mình thích’ và mình “THỰC SỰ thích” xa nhau cỡ nào. Khi làm đủ lâu, mới biết mình có chấp nhận được ‘phần chìm của tảng băng nổi’ hay không?Ví dụ, muốn biết mình có thích hướng nghiệp hay không?

  • Mình tham gia hội nghị hướng nghiệp, sự kiện hướng nghiệp
  • Mình đi học lớp chuyên viên tư vấn hướng nghiệp
  • Mình hỏi chuyện những người trong ngành để biết được hành trình và thăng trầm trong nghề của họ
  • Mình thực hành tư vấn cá nhân, tham gia dự án, giảng dạy, gặp gỡ và lắng nghe từ các tiền bối, tự học để trau dồi kiến thức và nghiệp vụ…

Đến nay, gần chín tháng thực-sự-nhúng-mình. Mọi thứ mới rõ ràng hơn. Mình cũng tự hỏi rằng, liệu mình có muốn làm công việc này trong vòng 3 – 5 năm tới không?

  • Nếu CÓ, đi tiếp thôi, ngại ngần chi nữa
  • Nếu CHƯA chắc chắn, cho mình một mốc thời gian, thêm 3 tháng – hoặc 6 tháng trải nghiệm
  • Nếu KHÔNG, hãy bắt đầu cuộc hành trình mới, hoặc quay lại guồng cũ (và biết cách hài lòng với những điều đang có).

Với mỗi quyết định lớn, hãy dám chấp nhận: mình cần trách nhiệm gì? mình cần khả năng? mình cần BỀN BỈ cỡ nào? và có biết cách tận hưởng con đường mình chọn?

#ChaiyoThuong

Nguồn: Hoa Cúc Mi