Đề bài: Sáng tác câu chuyện dưới đây, theo nhiều phong cách, trường phái, trào lưu văn học khác nhau.

0
1737

Câu chuyện gốc, dựa trên chuyện có thật (kể theo lối tuyến tính, tường thuật):

Nam sinh năm 91, gặp Nữ sinh năm 98. Cưới nhau lúc Nữ 12 tuổi, Nam 19 tuổi. Sinh con ngay sau khi cưới. Trong vòng 10 năm, Nam đi tù 4 lần ̣(2010 – 2012 – 2013 – 2015), ba lần vì trộm cắp, một lần vì cướp giật, thời gian không ở tù tối đa, giữa mỗi lần bị bắt, là 6 tháng (cá biệt có lần vừa ra tù bị bắt lại ngay, cùng tội). Hai vợ chồng có 2 con gái, lớn 9 tuổi, bé 6 tuổi. Bố Nam đã chết, mẹ Nam 57 tuổi.
Tháng 3/2019, Nam vào làm giao nước khoáng cho một cơ sở sản xuất nước, giao hàng tới các hộ kinh doanh gần đó. Không có xe máy để làm việc, Nam vay tiền mua xe. Sau đó đến nhà chị O (một hộ kinh doanh mà Nam hay giao nước) vào buổi tối, lấy khúc gỗ chèn vào dưới cửa lưới thép, chui vào nhà lấy cắp tổng cộng 5 triệu đồng.
Công an điều tra bắt được Nam đã tiêu hết 3.5 triệu, còn 1.5 triệu được trả lại chị O. Mẹ Nam đem 3.5 triệu đến trả cho chị O. Tòa án phạt Nam kịch khung 4 năm tù vì tội trộm cắp và tái phạm nguy hiểm nhiều lần.


Bài giải:

1. Lối trào phúng: Nhờ lấy được vợ trẻ, nam chính gần như phó thác được gia đình và mẹ già cho vợ, để chinh phục đỉnh cao cuộc đời suốt mười năm. Anh vẫn kiên định với con đường thách thức các nhà cầm quyền, dù bị xử kịch khung, ở lần thứ bốn.
2. Hư cấu động vật: Thay tất cả nhân vật trong câu chuyện thành mèo, kể lại bằng ngôn ngữ của mèo, theo cách bất kỳ. Hoặc thay bằng loài vật bất kỳ rồi kể theo ngôn ngữ của chúng: Con rắn, con khỉ, con lợn…
3. Trường phái hiện thực xã hội: Con người ở thời đại dư thừa vật chất, bị ép đến mức bần cùng hóa, lưu manh hóa không lối thoát. Và câu chuyện về gã trộm cướp, 10 năm tìm cách nuôi sống gia đình, trong bế tắc, chưa thấy lối ra.
4. Trinh thám: Hành trình truy tìm tên trộm của chị O – cuối cùng chị O không những tìm ra thủ phạm mà còn phát hiện tên tội phạm nguy hiểm có nhiều tiền án, và một tội tầy trời chưa được xử: Giao cấu với trẻ chưa vị thành niên.
5. Tiếu lâm: Bức xúc với án tù kịch khung của chồng, cô gái trẻ đâm đơn kháng cáo, tòa phát hiện có con lúc 12 tuổi. Tòa tuyên phạt chồng cô thêm tội “Giao cấu với trẻ vị thành niên”
6. Ngụ ngôn: Kể như trên, thêm đoạn kết “Rốt cuộc thì: Mèo vẫn hoàn mèo”.
7. Hư cấu sự vật bất kỳ: Nam – Chiếc dép, Nữ – Giá để giày, O – Tảng đá… và tưởng tượng ra các tình tiết liên quan theo logic của sự vật (ví dụ: Tảng đá O bị mất 5 chiếc lá vàng, trong hang động X, là nhà của O…).
8. Truyện phi lý: Nhân vậy chính – Nam, sau án tù 4 năm, tiếp tục phạm tội trộm cướp, bất kể khi có cơ hội. Đối với Nam đó là hành trình truy tìm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực. Cuối cùng Nam bị xử tử hình, bởi một điều luật bổ sung dành cho những kẻ tội phạm cố tình trở thành tội phạm, không ngừng. Vào năm 50 tuổi, sau 40 án tù liên tục.
9. Trào lưu tối giản: Kể lặp đi lặp lại 4 câu chuyện tương tự nhau về 4 lần trộm cắp của Nam – để miêu tả nhân vật Nam, bỏ qua hết tất cả các chi tiết bên lề.
10. Trường phái lãng mạn: Kể về mối tình đẹp giữa một cô bé 12 tuổi, đem lòng yêu chàng trai hơn mình 7 tuổi, nhờ cảm phục tài xoay xở và phẩm chất kiên định của chàng trai. Quyết đến với nhau dù có nhiều ngăn trở. Cô bé ở vậy nuôi con, chờ chồng 10 năm đằng đẵng dù chồng 4 lần ra tù vào tội. Một lòng một dạ sắt son.
11. Kể theo “Thời gian phi tuyến tính”: Người dẫn chuyện, kể về câu chuyện 10 năm, như một cuốn phim, cuốn tiểu thuyết với các phân cảnh được di chuyển lộn xộn theo trình tự thời gian bất kỳ, mỗi phân cảnh tập trung vào tâm lý của một nhân vật (mỗi nhân vật lại di chuyển qua các mốc thời gian lộn xộn). Lúc kể về hoàn cảnh của bà mẹ, lúc kể về cô gái, lúc kể về đứa con út… Dù phi tuyến tính, vẫn làm nổi bật lên được tính lặp lại của 4 lần trộm cướp của Nam.
12. Phong cách “Hiện sinh”: Hành động ăn cắp không tạo nên bản chất kẻ ăn cắp, mà chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần, không ngừng nghỉ. Và hành trình truy vấn bản ngã của con người, với câu hỏi “Kẻ cắp thực sự là gì?”.
13. Cổ tích: Chị O sau khi tự tìm ra kẻ cắp của nhà mình, hành trình ấy khiến chị khám phá ra hoàn cảnh bi đát của gia đình Nam-Nữ. Thấy cuộc đời của 4 người phụ nữ trong gia đình quá bất hạnh, chị O cho Nam số tiền 5 triệu mà Nam lấy cắp, và tặng thêm một chiếc xe máy cũ nhà không dùng đến, để Nam làm lại cuộc đời.
14. Truyện thiếu nhi: Kể lại câu chuyện bằng con mắt của bé gái út 6 tuổi và diễn dịch các tình tiết bằng con mắt trẻ thơ.
15. Self-help: Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận. Bạn không thể muốn có số phận như một doanh nhân thành đạt, nhưng lại hết lần này lần khác hành động như một thằng ăn cắp …
16. Văn vần/Thơ

Mười hai tuổi, anh lấy em làm vợ

Em một lòng một dạ yêu anh

Cỏ non chưa biết mùi sương sớm

Em theo chồng đã được mặt hai con

Cha anh mất, em sống cùng với mẹ

Mười năm trời, anh năm lần đi khuất

Bỏ mặc em, dòng, dãi, nuôi con
Hai con nhỏ, buồn cha ở xa nhà

Em chỉ biết khóc thầm: cha rồi sẽ, về thăm

Chúng đâu biết rằng cha người tù tội

Mười năm trời, trộm cướp, tù luân phiên
Hết hạn tù, anh hứa, về đổi, về thay

Nửa năm nay, anh tu tâm làm việc

Em trong lòng, phấn khởi ngàn lần trông

Nhưng hạnh phúc, chỉ dăm cơn thì hết

Hai hôm rồi, người ta gọi lên huyện

Anh đi làm trộm cắp người quen

Em và mẹ, vay lãi nặng, trả người ta
Thôi thì nốt, lần này thôi anh nhé

Mười năm nuôi chồng, dòng, dãi, khó, khăn

Còn không được, thì xin anh ở luôn đấy

Em về với mẹ, sống bù lại tuổi thơ.

Nguồn: Phạm Đại Bàng

Nguyễn Hoài Thương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây