Thử thách Dọn dẹp cùng chị Nga Mạc

0
Chuỗi thử thách DỌN DẸP khá hay nên Thương muốn chia sẻ cùng các bạn. Mình cũng sẽ thực hiện theo và update kết quả cho các bạn theo dõi. Hãy follow blog của Thương để cùng học một điều mới mỗi tuần bạn nhé.
THỬ THÁCH #1 – NỘI SOI TỦ LẠNH

Chào mừng bạn đến với thử thách đầu tiên trong series Tủ lạnh ơi, mở ra!. Hôm nay bạn sẽ vào vai một bác sĩ nội soi kiêm điều tra viên. Chiếc tủ lạnh nhà bạn đang được coi là “kẻ tình nghi” với những nghi vấn chứa chấp 2 tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm:

Tội phạm số 1: các chất đang biến đổi, thậm chí là men mốc, vi khuẩn đang chờ thời cơ khi các thành viên sơ sẩy, chủ quan là lập tức xâm nhập vào cơ thể

Tội phạm số 2: là một dạng như mọt gỗ đang âm thầm ăn mòn, đục thủng hầu bao gia đình

Việc quan trọng và cấp thiết cần làm NGAY BÂY GIỜ là:
1. Chụp lại hiện trạng trước khi thực hiện nội soi – dọn dẹp: bạn hãy chụp 1 bức ảnh toàn cảnh tất cả các cánh tủ mở, sau đó mới chụp kỹ từng khu vực bên trong.
 Bước 1: Chụp 1 bức ảnh tổng thể toàn bộ không gian cần dọn dẹp với các cánh tủ, ngăn tủ mở. Nếu tủ lạnh nhà bạn có 4 cánh, hãy mở hết toàn bộ các cánh tủ để lộ ra ngăn mát và ngăn đá. Các ngăn kéo cũng nên được kéo ra để nhìn thấy các thực phẩm bên trong (H1).
 Bước 2: Chụp chi tiết vào các khoang, ngăn, cánh tủ. Bước này là để bạn và Nga, Hằng nắm được đồ đạc trong tủ đang có những gì và được sắp xếp như thế nào (H2, 3, 4).
 Bước 3: Chụp ảnh toàn bộ các thực phẩm khi đã được lấy ra khỏi tủ lạnh và tập kết, phân loại trên sàn nhà (H5).
 Sau khi dọn xong, bạn tiến hành chụp ảnh after theo hướng dẫn tại bước 1 và 2 nhé.
 Đặc biệt lưu ý:
– Không cần sắp xếp lại trước khi chụp ảnh before vì điều này hoàn toàn vô nghĩa.
– Không cần sợ bị chê, xấu hổ vì 95% thành viên của nhóm vô đây là để tìm thuốc chữa bừa bộn.
– Khi nào dọn và chọn lọc, sắp xếp mới chụp. Không phải lôi ra chụp xong lại cho vào y chỗ cũ chờ hướng dẫn mới sắp xếp.
Cuối cùng, bạn hãy sắp xếp thời gian để dọn dẹp và hoàn thành thử thách tuần 1 nhé!
2. Nội soi kỹ lưỡng toàn bộ thực phẩm bên trong:
B1: Đưa toàn bộ thực phẩm ra ngoài tủ lạnh
B2: Loại bỏ những tên tội phạm thực phẩm nguy hiểm, bao gồm:
– TP Hết hạn
– TP không phù hợp:
+ Không hợp khẩu vị, ăn không ngon: quá cứng, nấu lên không ăn nổi
+ TP ảnh hưởng đến sức khỏe: TP gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa, gia vị, đồ ngâm để quá lâu
+ Không muốn chế biến nữa: đã từng ăn 1 lần nhưng không muốn nấu lại nữa do vị không ngon hoặc cách chế biến quá cầu kỳ
3. Phân loại các TP còn lại vào các nhóm, đánh giá và liệt kê vào danh sách theo dõi TP tồn: (file excel được gửi qua email cho các bạn đã đăng ký)
4. Vệ sinh tủ lạnh và sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh theo quy hoạch mới.
Thiết kế tủ lạnh đã hướng dẫn cho hầu hết cách sắp xếp thực phẩm, tuy nhiên để tối ưu nhu cầu sử dụng và đảm bảo chất lượng thực phẩm thì sau khi phân loại và chọn lọc cần tách bạch các hạng mục như sau:
1, Ngăn mát tủ lạnh
– Tách đồ sống và đồ chín:
Đồ sống trong ngăn mát tủ lạnh thường là thực phẩm chờ rã đông hoặc đã ướp sẵn chuẩn bị nấu. Vì chưa được nấu chín nên rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo cho các thực phẩm khác. Vì thế nhóm này cần được tách riêng 1 ngăn, thường đó là ngăn đông mềm.
Còn thực phẩm đã nấu chín sẽ được quy định một ngăn riêng và làm sao để nấu đến đâu ăn hết đến đó, luôn trống tối đa, tạo độ thoáng cho tủ. Không ít nhà sẽ cho cả nồi vào trong tủ để hôm sau đun lại, đỡ mất công phải rửa nhiều hộp đựng, vì thế mặc dù thường xuyên trống nhưng đây sẽ là ngăn cần ưu tiên cao rộng nhất so với các ngăn còn lại.
– Tách đồ uống và gia vị
Đây là 2 nhóm đồ na ná nhau về hình dáng (chai lọ) và thỉnh thoảng chuyển đổi mục đích (dùng rượu, bia để nấu ăn) nên rất dễ xen kẽ lẫn nhau đặc biệt là những chai gia vị lớn như dầu hào, sốt mayonnaise.
Tuy nhiên vì mục đích sử dụng khác nhau, địa điểm thao tác khác nhau (Đồ uống trên bàn ăn, còn gia vị trong bếp) nên 2 nhóm này cần tách riêng để kiểm soát nhu cầu sử dụng. Với gia vị sẽ cần 1 khay nhỏ để lưu trữ những gia vị dạng gói để chúng đứng được dễ thao tác sử dụng và không vị tràn nguyên liệu ra ngoài tủ lạnh khi dùng dở.
– Tách Rau củ và hoa quả
Trong quá trình lưu trữ, các loại hoa quả, rau củ sẽ cần khô ráo, hạn chế rửa nước (chỉ sơ chế khi chuẩn bị nấu, ăn trong thời gian gần nhất) nên dễ lẫn tạp chất như bùn đất, bụi bẩn. Hơn nữa rau củ được nấu chín còn hoa quả ăn trực tiếp (có loại ăn nguyên vỏ). Vì thế nên nếu để chung dễ lây nhiễm chéo, gây hại cho sức khỏe. Vì thế khi lưu trữ hai loại thực phẩm này cần lưu trữ ở 2 ngăn khác nhau, vừa tránh dập nát, vừa dễ dàng thao tác.
– Tách Đồ ăn vặt và TPCN, mỹ phẩm
Dù đồ ăn vặt như bánh kẹo và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đều được đóng gói kín nhưng do hương vị và thời điểm, tính chất sử dụng khác nhau nên hai nhóm này cần được tách riêng. Mặt khác nó cũng tránh gây nhầm lẫn cho các thành viên trong gia đình khi không rõ công dụng của từng loại. Ví dụ 1 lọ thuốc xương khớp có mầu sắc, hình đáng na ná lọ kẹo cao su Xylitol khiến trẻ em dễ nhầm.
2, Ngăn đông lạnh
– Tách hải sản và thịt, gia cầm
Dù đều là thực phẩm tươi sống và phải nấu chín mới có thể sử dụng nhưng do mùi vị đặc trưng khác nên cần tách riêng các ngăn để tránh ám mùi, làm mất đi độ ngon của thực phẩm. Hơn nữa do thực phẩm đông để trong túi, hộp nên khó phân biệt để tìm kiếm nguyên liệu khi nấu.
Việc tách riêng ngăn cũng giúp bạn cân bằng việc sử dụng chất đạm, hiểu rõ món ăn yêu thích của các thành viên để cấu trúc thực phẩm cho phù hợp.
– Tách thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn
Vì đều là thực phẩm phải qua nấu nướng nên thực phẩm tươi sống (thịt cá) và thực phẩm chế biến sẵn (chả nem, pizza, sủi cảo) thường để chung 1 ngăn. Tuy nhiên thực phẩm tươi sống phải thêm các gia vị, rau củ khác để thành món, còn thực phẩm chế biến sẵn chỉ cần 1 bước đơn giản là rán, nướng, hấp là xong.
Do đó, nếu để chung sẽ khiến bạn khó khăn để lên ý tưởng bữa ăn, trong đầu nghĩ một món nhưng đến khi lấy đồ trong tủ lạnh lại ra một món khác. Từng quyết định nhỏ khiến bạn hao tổn năng lượng thì sẽ dẫn đến lan man tốn thời gian cho việc nhà.
– Đồ ăn vặt và đồ khô, gia vị
Trong ngăn đông lạnh đồ khô, gia vị hoặc đồ ăn vặt thường ít, chúng lại không dễ bị nhiễm khuẩn như thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên gia vị trong ngăn đá thường có tần suất sử dụng ít và tích trữ lâu dài nên nếu không khoanh vùng khu vực lưu trữ thì sẽ chiếm hết diện tích của những thực phẩm khác.
Áp dụng quy tắc bóc tách hạng mục thực phẩm như trên thì bạn có thể sắp xếp tủ lạnh thành các khu vực riêng biệt, sử dụng tối ưu các ngăn lưu trữ trong tủ lạnh. Cụ thể từ trên xuống dưới sẽ bao gồm các danh mục:
1, Ngăn mát tủ lạnh
– Thực phẩm chờ nấu: thức ăn ướp, mới đi chợ, chuyển xuống từ ngăn đông lạnh để chuẩn bị nấu
– Đồ ăn vặt: Sữa chua, phô mai, váng sữa, bánh ngọt, sữa uống … là bữa phụ hỗ trợ cho bữa chính (sau hoặc trước)
– Thức ăn dư: Món ăn từ ngày hôm trước, rau, củ, hoa quả sơ chế sẵn…
– Hoa quả: mua về để tủ chưa qua sơ chế
– Rau củ: mua về để tủ, chưa qua sơ chế
2, Cánh ngăn mát tủ lạnh
– Thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thường để ngăn không ưu tiên, khó lấy hơn các nhóm khác vì đây chỉ là nơi lưu trữ phụ.
– Đồ ăn vặt: bánh quy, kẹo socola, ômai .. là những món nhỏ, ăn rải rác.
– Gia vị: Bao gồm các loại sốt hoặc gia vị chấm chế biến sẵn
– Nước uống: bia, rượu, nước ngọt, nước ngâm hoa quả ..
3, Ngăn đá tủ lạnh
– Ăn vặt: Khay đá, kem, sữa chua ..
– Thực phẩm chế biến sẵn: nấu nhanh gọn nhẹ
– Thực phẩm tươi sống: thịt, gia cầm, hải sản
4, Cánh ngăn đá tủ lạnh:
– Gia vị khô: nấm, mộc nhĩ, hạt tiêu …
– Gia vị tươi: sấu, ớt, gừng, tỏi …
Lưu ý nếu bạn lưu trữ thức ăn cho thú cưng nhớ chia riêng 1 khu vực lưu trữ. Ngoài ra tùy theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình mà phân chia khu vực, ví dụ nhà có con nhỏ hay người nấu chính có chiều cao khiêm tốn thì sẽ điều chỉnh các ngăn phù hợp.
Tùy theo cấu trúc từng tủ lạnh mà linh hoạt cách sắp xếp đảm bảo thực phẩm tươi ngon sạch sẽ, dễ dàng thao tác sử dụng và nấu nướng. Dưới đây Nga gợi ý cách sắp xếp một vài mẫu tủ lạnh cơ bản, nếu chưa biết cách sắp xếp cho tủ lạnh nhà mình hãy tag Nga Mạc trong bài viết của thử thách nhé!
Chúc bạn hoàn thành thử thách ngăn nắp tủ lạnh một cách xuất sắc nha!
Nếu bạn muốn chia sẻ bài viết, vui lòng ghi rõ nguồn là Cộng đồng ngăn nắp cùng tư vấn KonMari và Nga Mạc nhé
5. Chụp ảnh tủ lạnh sau khi sắp xếp xong.

THỬ THÁCH #2 – TỐI ƯU THỰC PHẨM, TỐI GIẢN CHI PHÍ

Tuần này, bạn được xả vai bác sĩ nội soi và nhận được vé mời tham gia cuộc thi Vua đầu bếp – Master Chef 
Trong cuộc thi này, bạn sẽ cần lên thực đơn cho tối thiểu 5 ngày trong tuần tới. Trong đó, thực đơn mỗi ngày gồm:
– 1 bữa chính có 1 món chính và 1 món rau
– 1 bữa ăn nhẹ
 Lưu ý:
– Sử dụng tối đa thực phẩm tồn bạn có (gồm cả TP trong tủ lạnh và ở khu vực bếp)
– Được phép đi chợ mua thêm nguyên liệu nhưng với chi tiêu ít nhất có thể
– Các bữa ăn phải đảm bảo được tiêu chí:
+ Đầy đủ dinh dưỡng (tinh bột + đạm + rau của + đồ khô + gia vị + hoa quả)
Tuân thủ đúng mức kinh phí đi chợ và thực đơn 5 ngày bạn đã đặt ra (bạn đọc tiếp sẽ có hướng dẫn phía dưới)
 Sau khi đã lên thực đơn, hằng ngày bạn hãy:
1. Chụp Bảng thực đơn 5 ngày bạn đã lên (Team sẽ bổ sung mẫu thực đơn vào file excel khi bạn hoàn thành thử thách 1 đúng hạn).
Sau đó, theo dõi và ghi lại thời gian đi chợ và nấu ăn thực tế mỗi ngày (Hãy trung thực vì thử thách này là của bạn, Nga chỉ hướng dẫn để bạn hình dung ra cách tổ chức bữa ăn là như thế nào).
Lưu ý: Đi chợ tối đa 30 phút, nấu cơm tối đa 1 tiếng tập trung, không làm rải rác trong ngày nếu bạn làm việc tại nhà.
CÁCH LÊN THỰC ĐƠN CHO CẢ TUẦN MÀ KHÔNG BỊ BÍ Ý TƯỞNG, ĂN NGON MÀ NẤU CHỈ 30 PHÚT
Để có thể lên thực đơn cho cả tuần dễ dàng thì thực đơn cần đơn giản. Bữa chính chỉ cần 2 món, 1 món thưởng thức (chính- hơi cầu kỳ 1 chút) và 1 món đưa cơm (hoặc món phụ – nấu đơn giản). Hạn chế tối đa nấu 3 món cầu kỳ như nhau: ví dụ canh cua rau đay, sườn xào chua ngọt, cá kho riềng sả.
Trong thực đơn sẽ cần đầy đủ và cân đối cho tinh bột, đạm, rau dù chỉ với chỉ nấu 2 món/bữa. Cấu trúc 2 món đó sẽ là:
– luộc (phụ) và xào (chính)
– Luộc (phụ) và kho (chính)
– Xào (phụ) và canh ít (không) dầu mỡ (chính) hoặc ngược lại
– Canh có dầu mỡ (chính) + rau củ ăn sống và kho (phụ)
Món mặn nên đơn giản có thể là: ruốc thịt cá, mắm tép, vừng, rong biển, cá, thịt kho (nếu kho tươi thì chỉ tính ăn 2 bữa). Món kho cầu kỳ nên để dành cuối tuần, nhưng món đóng gói chế biến sẵn (nem, chả) nên ưu tiên trong tuần để nấu nhanh.
Thỉnh thoảng thực đơn sẽ có đến 3 món, nhưng thường đó là khi giải quyết phần tồn đọng bữa trước.
Ví dụ: rau luộc + gỏi/ nem + 1 ít kho (ăn bữa nay sẽ hết)
Dựa vào các quy tắc này thì bạn sẽ lên thực đơn theo các bước
1, Kiểm tra thực phẩm chính (Ngăn đá)
Ở bước này bạn hãy mở ngăn đá tủ lạnh hoặc mở file theo dõi thực phẩm để nhìn lại mình đang có thực phẩm chính hiện có những gì? . Thực phẩm chính là thực phẩm tươi sống (thịt cá, gà), thực phẩm chế biến sẵn (nem, giò).
2, Kiểm tra thực phẩm phụ (ngăn mát)
Tiếp theo, bạn kiểm tra ngăn mát xem bạn hiện đang có nhưng rau củ gì? Rau nào cần phải ăn trước không thì sẽ xử lý trước.
Sau khi rà soát 2 khu vực này thì bắt đầu nảy số thực đơn, nếu bạn đã có file thống kê thực phẩm trong thử thách rồi thì ngồi trên cơ quan bạn cũng có thể xây dựng thực đơn cho cả tuần được. (File đó có thực phẩm và thực đơn cạnh nhau để bạn dễ lên ý tưởng)
3, Lên thực đơn
Đặt thực phẩm chính làm trung tâm và bạn xem có những thực phẩm phụ nào đi kèm để tạo ra được món. Ví dụ thịt kho trứng cút thì bạn có thịt và trứng ngay tại nhà thì sẽ nấu chúng luôn.
Nếu thực phẩm phụ nhanh rơi vào tình trạng khẩn cấp thì ưu tiên giải quyết trước. Ví dụ rau mùng tơi đã để tủ 2 ngày, sang ngày thứ 4 sẽ bắt đầu úa nên sẽ ăn trước. Trong tủ có sẵn ngao chia hộp cấp đông rồi nên canh ngao nấu mùng tơi sẽ là món đầu tuần ăn luôn.
4, Giải quyết tồn đọng
Rau sẽ là thứ thường xuyên cần tươi mới nên hãy giữ nó ít nhất có thể. Khi có ít rau bạn sẽ dễ dàng lên thực đơn hơn vì chỉ cần tập trung vào thực phẩm chính (đạm)
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình ăn rau là chính thì nên lấy rau làm trọng tâm. Đúng là rau sẽ tiêu thụ 1 lượng lớn hơn thực phẩm, đặc biệt nếu bạn đang trong thực đơn healthy. Nhưng nếu bạn lấy thực phẩm chính làm trọng tâm thì bạn sẽ nghĩ ra được nhiều món.
Ví dụ cùng là thịt lợn ba chỉ thì có thể nấu ba chỉ kho trứng, ba chỉ quay, ba chỉ cuốn bánh tráng. Từ đó bạn có thể chọn thêm món phụ với ba chỉ kho trứng là canh cua rau đay, ba chỉ quay là rau muống luộc và dưa chua, ba chỉ cuốn bánh tráng là sau sống.
Nếu bạn ăn nhiều rau thì tăng lượng rau lên, cách này vừa dễ cho bạn khi lên thực đơn, vừa phù hợp với nhiều thành viên gia đình.
Tương tự như vậy nếu đi chợ hàng ngày bạn cũng sẽ lựa chọn mua món ăn chính trước (mua thực phẩm chính trươc) , sau đó mới quyết định món ăn phụ kèm theo.
Luyện tập dần dần bạn sẽ thấy việc di chợ và nấu nướng khá đơn giản và hoa f toàn có thể đưa các thành viên vào guồng công việc nhà hàng ngày.
Có thể là hình ảnh về cá cơm biển, đậu phụ và tía tô
2. Thực hiện đúng thực đơn và mức kinh phí đi chợ đã đặt ra.
3. Ghi chép các khoản chi tiêu mua thực phẩm hàng ngày đầy đủ, chi tiết vào sheet theo dõi chi tiêu (Team sẽ bổ sung mẫu thực đơn vào file excel khi bạn hoàn thành thử thách 1 đúng hạn).
4. Gạch các TP đã sử dụng (bằng cách chọn biểu tượng chữ S gạch ngang – hướng dẫn trong ảnh dưới comment).
Nếu đã dùng nhưng chưa hết thì ghi rõ đã dùng bao nhiêu và số lượng tồn.
Bổ sung thêm các thực phẩm bạn đã mua mới bằng cách chèn dòng và ghi xuống dưới.
Lưu ý: Không xóa, TP nào dùng hết chỉ gạch đi để theo dõi được nhu cầu và tiến trình.
5.Chụp lại các nguyên liệu của từng bữa trước khi nấu trong cùng 1 bức ảnh 
Lưu ý: Chỉ cần chụp nhanh, không cần chỉnh ảnh.

Học cách quản lý chi tiêu cá nhân cho người VIỆT NAM

0
KIẾM TIỀN VÀ GIỮ TIỀN CÁI NÀO KHÓ HƠN?
Theo anh Lâm Minh Chánh tác giả sách cái nào cũng khó. Vì kiến thức tài chính cá nhân không phải ai cũng biết.
Thương học được công thức KASH – Viết tắt tiếng Anh của kiến thức, thái độ, kĩ năng và thói quen. 4 yếu tố này dù bạn ở phần nào của kim tứ đồ cũng cần. Dù bạn đang làm thuê, làm chủ, làm tự do hay đang đầu tư.
Thật ra đọc về chủ đề tài chính này cần đọc đi đôi với áp dụng để tìm ra phương pháp nào phù hợp với bản thân. Có những thuật ngữ khó cần tìm hiểu và đọc thêm trên mạng.
6 bài học quan trọng Thương từ sách
1.Kiếm tiền với công suất cao nhất: work harder – work smarter
2. Tiết kiệm tiền trước tiên. VD lương 20 triệu tiết kiệm liền 2tr vậy là 1 năm có tối thiểu 24tr
3.Bảo vệ tiền đã tích luỹ tránh bẫy đa cấp tín dụng đen
4.Tiền phải sinh ra tiền qua hoạt động đầu tư. Còn đầu tư gì cũng cần hiểu luật và có kiến thức
5.Đảm bảo độc lập tự do cá nhân thông qua việc đạt mục tiêu tài chính cá nhân
6. Không nên mua những thứ phù phiếm chỉ vì ánh nhìn ngưỡng mộ từ người khác

Bí Quyết Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân (3 Phương pháp)

0

Quản lý chi tiêu luôn là một thách thức cho nhiều người vì đa số mọi người không biết cách quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc quản lý chi tiêu cá nhân, đừng bỏ lỡ các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân và phương pháp được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Chào bạn,

Mình là Chaiyo Thương, một biên kịch đạo diễn freelancer kiêm mẹ bỉm của em bé 3 tuổi.  Hôm nay Thương sẽ chia sẻ với bạn 3 phương pháp quản lý chi tiêu với Thương là nó hiệu quả nhất đến giờ phút này. Đây là 3 phương pháp hoàn toàn miễn phí và phù hợp với bất cứ ai. Dù bạn độc thân hay đã có gia đình.

Phương pháp 1: Ghi chép rõ ràng khoản chi tiêu 

Để phương pháp này hiệu quả bạn hãy cài ứng dụng SỔ THU CHI. Đây là ứng dụng miễn phí (Biểu tượng chú heo màu cam)

Cách sử dụng rất đơn giản. Bạn hãy ghi lại những khoản thu và chi vào app. Vì app ngay trên điện thoại. Vật bất ly thân của bạn nên rất tiện sử dụng. Bạn xem video phía trên để biết cách ứng dụng hiệu quả nhé.

Phương pháp 2: Bản exel thu chi 

Quả thực việc bạn note lại chi tiêu đã là thành công bước 1. Đến với phương pháp 2 sẽ giúp bạn thấy được rõ ràng số tiền tối thiểu một tháng gia đình mình cần để chi tiêu là bao nhiêu

Thương đã thiết kế ra một mẫu exel cho bạn có thể sử dụng ngay.

DOWNLOAD MẪU QUẢN LÝ CHI TIÊU 

Bạn xem video phía trên để biết cách ứng dụng hiệu quả nhé.

Phương pháp 3: Quản lý thủ công 

Với phương pháp 3 này sẽ phù hợp với những bạn có dòng tiền cố định mỗi tháng. Bạn có thể sắm một cuốn sổ như Thương có nhiều ngăn. Hay đơn giản mua 6 chiếc phong bì. Bây giờ bạn hãy ứng dụng phương pháp 6 hũ chi tiêu như hình bên dưới

Lưu ý: Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cho bạn nào đủ kỉ luật 

Trên đây là 3 phương pháp Thương thấy hiệu quả muốn chia sẻ với bạn. Chắc chắn còn nhiều phương pháp hay khác. Bạn hãy tìm ra một phương pháp hữu ích với bản thân.

Trường hợp khác: Chồng Thương cứ đưa hết 100% tiền cho vợ thế là nhẹ đầu. Hoặc có nhiều bạn chỉ cần trích ra 10-20% bỏ vào tiết kiệm ngay khi nhận lương còn lại tiêu tự do trong số còn lại.

Phương pháp nào cũng được miễn bạn tránh được tình trạng khánh kiệt cuối tháng. Quản lý chi tiêu ngay hôm nay, tương lai sẽ an tâm hơn.

Chúc bạn thành công. Nếu thích bài viết này hãy bình luận Thương biết nha. Mình là Chaiyo Thương. Phương trâm sống: Càng chăm chỉ, càng may mắn  

Phương pháp ĐỌC SÁCH CỘNG HƯỞNG – Đọc 100 cuốn sách một năm

0

Chào bạn đọc,

Thương viết bài này để giới thiệu bạn một phương pháp đọc vô cùng tuyệt vời đọc cộng hưởng. Như những tia sóng não. Đọc cộng hưởng cho phép ta đi qua những trang sách một cách sống động nhất. Đón nhận thông điệp từ tác giả. Trước khi đến phần bên dưới về quy trình và phương pháp đọc. Thương muốn gửi lời cảm ơn đến AMY người đã chia sẻ đến Thương và mọi người cuốn sách và phương pháp này. Người khơi nguồn cảm hứng đọc sách và vẽ sáng tạo

AMY có một điểm dễ nhận thấy là hay cài nơ trên đầu và luôn nở nụ cười rất tươi. Bạn là một hoạ sỹ sketchnote

Facebook của AMY 

Nhóm đọc sách cộng hưởng của AMY

TỪ ĐÂY trở đi bạn hãy thử khám phá phương pháp đọc sách cộng hưởng nhé. 

Đây là quy trình do AMY vẽ minh hoạ

Quy trình đọc công hưởng: 5 BƯỚC ĐỌC CÔNG HƯỞNG!

BO: Chạm vào sách, làm rõ mục tiêu đọc sách của bạn – 10 phút

B1: Lật sách nhanh, “tải” nội dung vào kho dữ liệu tiềm thức

B2: Vẽ một đường cong uốn lượn vào bản đồ có 3 cột ( tạo mạch truyện)

B3: Chọn ra những từ khoá từ các trang có số thứ tự tương ứng với vị trí mà bạn quan tâm trên đường cong.

B4: Đọc các trang chứa từ khoá mà bạn quan tâm, viết vào bản đồ đúc kết của bạn

B5: Lập kế hoạch hành động vận dụng ý tưởng có được từ cuốn sách đó.

Thành quả của Thương khi bắt đầu luyện tập sketchnote và đọc sách theo phương pháp cộng hưởng 

Và giờ thì mình cùng CỘNG HƯỞNG thôi nào.

Nếu bạn quan tâm về chủ đề Phát triển bản thân, Sách và Sáng tạo video ngắn

Hãy theo dõi web này hoặc FACEBOOK của Thương nhé

#ChaiyoThuong

càng chăm chỉ, càng may mắn

Sáng Tạo Video Trong 2H!

0

Bạn muốn biết bí quyết để sáng tạo video ngắn trong 2 giờ?

Dưới đây là một số gợi ý của Thương giúp bạn tiết kiệm thời gian và sáng tạo video ngắn trong thời gian ngắn:

  1. Xác định ý tưởng: Trước khi bắt đầu, hãy có một ý tưởng rõ ràng về video bạn muốn tạo. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh lạc hướng trong quá trình làm việc.
  2. Chuẩn bị trước: Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị sẵn các nguồn tài nguyên như hình ảnh, video, âm thanh, hiệu ứng, và công cụ chỉnh sửa. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên cần thiết.
  3. Sử dụng công cụ chỉnh sửa video nhanh: Chọn một công cụ chỉnh sửa video đơn giản và dễ sử dụng. Có nhiều công cụ miễn phí và trả phí như Capcut, Adobe Premiere Pro, iMovie, Filmora, và TikTok Studio. Tìm hiểu và làm quen với công cụ trước khi bắt đầu để tiết kiệm thời gian trong quá trình chỉnh sửa.
  4. Tận dụng các mẫu sẵn có: Nếu bạn không có nhiều thời gian để tạo từ đầu, hãy sử dụng các mẫu sẵn có có sẵn trong các công cụ chỉnh sửa video. Các mẫu này cung cấp một cấu trúc và kiểu dáng sẵn có để bạn tạo nhanh chóng một video chất lượng.
  5. Tạo video ngắn đơn giản: Đừng cố gắng làm quá nhiều trong thời gian ngắn. Chọn một ý tưởng đơn giản và tập trung vào việc truyền tải thông điệp chính một cách rõ ràng. Đôi khi, những video đơn giản nhưng sáng tạo có thể gây ấn tượng mạnh hơn.
  6. Sử dụng hiệu ứng và âm thanh có sẵn: Các công cụ chỉnh sửa video thường cung cấp các hiệu ứng và âm thanh có sẵn. Sử dụng chúng để tạo thêm sự hấp dẫn và tăng tính sáng tạo cho video của bạn một cách nhanh chóng.
  7. Tạo lịch trình và tuân thủ: Đặt một lịch trình cho quá trình làm việc của bạn trong 2 giờ. Chia nhỏ công việc thành các giai đoạn nhỏ hơn và tuân thủ lịch trình để đảm bảo bạn hoàn thành video trong thời gian quy định.
  8. Hợp tác với người khác: Nếu bạn có thể, hợp tác với người khác trong quá trình tạo video. Chia sẻ công việc và sử dụng sự sáng tạo của cả nhóm để tạo ra một video ngắn độc đáo và thú vị.
  9. Tự tin và tận hưởng quá trình: Đừng quá căng thẳng vì thời gian hạn chế. Hãy tự tin vào khả năng của bạn và tận hưởng quá trình sáng tạo video ngắn. Khi bạn cảmTôi vui mừng được giúp bạn với yêu cầu của bạn! Dưới đây là phiên bản hài hước hơn của đoạn văn:

“Muốn biết bí quyết để tạo video ngắn trong vòng 2 giờ?

Đơn giản thôi!

Hãy tuân thủ nguyên tắc ‘Bắt đầu – Làm Làm Làm – Hoàn thành’!

Bước 1: Bắt đầu – Hãy bắt đầu bằng việc ngồi trước máy tính, mở công cụ chỉnh sửa video và nhìn chằm chằm vào màn hình. Bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng video của bạn vẫn chưa tồn tại!

Bước 2: Làm Làm Làm – Đây là bước quan trọng nhất! Hãy cứ Làm. Bạn cần thật sự tập trung

Bước 3: Hoàn thành – Đã đến lúc bạn trở lại ghế và xem lại những gì bạn vừa làm. Hãy chắc chắn rằng video của bạn đã hoàn thiện và không quá “điên cuồng” để không khiến mọi người nổi điên khi xem.

Với bí quyết trên, bạn sẽ tạo ra những video ngắn độc đáo và đầy hài hước chỉ trong 2 giờ. Hãy nhớ rằng mục tiêu chính của mình bạn nhé!

“Chưa bao giờ việc sáng tạo video ngắn

lại trở nên dễ dàng và nhanh chóng đến vậy”

Dành cho những bạn muốn tự học làm video ngắn có thể tham khảo khoá học này Sáng tạo nội dung bằng điện thoại làm video đa kênh từ con số 0 (LINK TÌM HIỂU )

Rút ngắn thời gian MÀY MÒ của bạn giữa bể kiến thức ngoài kia. Trong 5 tiếng chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp sáng tạo nội dung – quay – dựng bằng chiếc điện thoại ngay trong tay. Thương sẽ giúp bạn. Ở bất cứ đâu bạn đều có thể học được. (LINK TÌM HIỂU )

Càng chăm chỉ, càng may mắn 

#ChaiyoThuong

Bí quyết TỐI ƯU THỜI GIAN bằng GOOGLE CALENDAR

0

Quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, và nó đã mang lại cho Thương rất nhiều cảm xúc tích cực. Đầu tiên, việc biết quản lý thời gian đã giúp Thương cảm thấy tự tin và kiểm soát hơn về cuộc sống hàng ngày. Khi Thương có khả năng xác định rõ ràng mục tiêu và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để đạt được chúng, Thương cảm thấy mình có sự kiểm soát và sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Lợi ích lớn nhất mà Thương nhận thấy từ việc quản lý thời gian là tăng năng suất. Thương đã trở nên hiệu quả hơn trong công việc, vì mình biết cách ưu tiên công việc quan trọng và loại bỏ những công việc không cần thiết. Điều này không chỉ giúp Thương hoàn thành nhiều công việc hơn mà còn cho phép Thương có thời gian để thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

Ngoài ra, việc biết quản lý thời gian đã giúp Thương giảm stress đáng kể. Trước đây, Thương thường bị áp lực bởi công việc chồng chất và không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng khi tôi học cách phân chia công việc thành các phần nhỏ hơn và sử dụng thời gian một cách hiệu quả, Thương cảm thấy nhẹ nhõm và tự tin hơn trong việc đối phó với áp lực.

Quản lý thời gian cũng giúp Thương tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Thương không chỉ tận dụng thời gian để hoàn thành công việc mà còn có thời gian để dành cho gia đình, bạn bè và những hoạt động yêu thích. Điều này đã mang lại sự hài lòng và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, quản lý thời gian không chỉ mang lại lợi ích về năng suất và thành công, mà còn tạo ra sự cảm xúc tích cực, tự tin và sự cân bằng trong cuộc sống. Thương tin rằng mỗi người chúng ta có thể học hỏi và phát triển kỹ năng này để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu bạn quan tâm cách quản lý thời gian của Thương thì có thể xem video bên dưới này nhé:

Quản lý thời gian bằng Google Calendar là một cách hiệu quả để tổ chức lịch trình và sắp xếp công việc. Đây là một số lợi ích khi sử dụng Google Calendar để quản lý thời gian:

  1. Dễ dàng sắp xếp lịch trình: Google Calendar cho phép bạn tạo lịch trình hàng ngày, tuần hoặc tháng chỉ trong vài cú nhấp chuột. Bạn có thể thêm các sự kiện, cuộc họp, nhiệm vụ và gán nhãn màu cho từng hoạt động khác nhau. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lịch trình và biết chính xác những gì đang diễn ra trong ngày của mình.
  2. Chia sẻ và đồng bộ hóa dễ dàng: Bạn có thể chia sẻ lịch trình của mình với người khác, ví dụ như đồng nghiệp, gia đình hoặc bạn bè. Điều này giúp tất cả mọi người cùng nhìn thấy và đồng bộ hóa thông tin, đảm bảo rằng tất cả đều có cùng kiến thức về lịch trình và thuận tiện cho việc sắp xếp cuộc họp hoặc sự kiện chung.
  3. Thông báo và nhắc nhở: Google Calendar cung cấp tính năng thông báo và nhắc nhở. Bạn có thể thiết lập các thông báo trước giờ hẹn để được nhắc nhở về các cuộc họp, sự kiện hoặc công việc quan trọng. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ sự kiện nào và giữ cho lịch trình của mình được tổ chức và đúng hẹn.
  4. Tích hợp với các dịch vụ và ứng dụng khác: Google Calendar tích hợp tốt với các dịch vụ và ứng dụng khác của Google như Gmail, Google Meet và Google Tasks. Điều này giúp bạn dễ dàng tạo lịch họp từ email, tham gia cuộc họp trực tuyến và quản lý nhiệm vụ trong cùng một giao diện tiện lợi.
  5. Truy cập từ mọi thiết bị: Với Google Calendar, bạn có thể truy cập vào lịch trình của mình từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Bạn có thể xem và chỉnh sửa lịch trình trên máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng, giúp bạn luôn cập nhật và quản lý thời gian một cách linh hoạt.

Tóm lại, Google Calendar là một công cụ mạnh mẽ và tiện lợi để quản lý thời gian. Nó giúp bạn tổ chức lịch trình, chia sẻ thông tin và nhắc nhở, đồng thời tích hợp tốt với các dịch vụ khác và có thể truy cập từ mọi thiết bị. Việc sử dụng Google Calendar sẽ giúp bạn tăng năng suất và tổ chức cuộc sống một cách hiệu quả.

Video Hay Chuyển Đổi Ngay!

0

Có một số lý do quan trọng tại sao bạn có thể muốn chuyển từ viết thành video:

  1. Hiệu quả truyền đạt: Video có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn so với viết văn bản. Bằng cách sử dụng hình ảnh, âm thanh, và ngôn ngữ cơ thể, video có thể tạo ra trải nghiệm đa chiều và thu hút sự chú ý của người xem. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn truyền đạt cảm xúc, hướng dẫn thực hành, hoặc giải thích các khái niệm phức tạp.
  2. Tương tác và giao tiếp: Video cho phép bạn tương tác và giao tiếp trực tiếp với người xem. Bạn có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video để thêm chú thích, biểu đồ, hoặc hình minh họa vào video của mình để giải thích ý tưởng một cách rõ ràng. Đồng thời, người xem có thể gửi câu hỏi hoặc nhận xét dưới video, tạo ra một môi trường tương tác và thảo luận.
  3. Sự phong phú và sáng tạo: Video cho phép bạn sử dụng nhiều yếu tố sáng tạo như âm nhạc, hiệu ứng hình ảnh và phần trình diễn để tạo ra một trải nghiệm độc đáo. Bạn có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video để tạo ra video chuyên nghiệp và thú vị. Điều này giúp nâng cao giá trị nội dung của bạn và thu hút sự quan tâm của người xem.
  4. Tiếp cận đa dạng: Video cho phép bạn tiếp cận đa dạng đối tượng người xem. Một số người có thể ưa thích học hỏi qua việc nghe, trong khi những người khác có thể thích hình ảnh hoặc đọc văn bản. Bằng cách tạo video, bạn có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người và thu hút một đối tượng khán giả rộng hơn.
  5. Phân phối dễ dàng: Video có thể được dễ dàng chia sẻ và phân phối trên nhiều nền tảng và kênh truyền thông. Bạn có thể tải lên video của mình lên YouTube, chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook và Instagram, hoặc nhúng video vào trang web hoặc blog của bạn. Điều này giúp bạn đạt được sự tiếp cận và tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Tuy viết văn bản cũng có nhiều ưu điểm của riêng nó, nhưng việc chuyển đổi sang video có thể mang lại sự tương tác, sáng tạo và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn tạo ra trải nghiệm đa phương tiện và tương tác với người xem, chuyển đổi sang video có thể là một lựa chọn tốt.

Bạn đang băn khoăn cách tạo ra chuyển đổi bằng video?

1. Cách lên ý tưởng video bán hàng chuyển đổi cao hơn với ngân sách thấp
2. Cách cài cắm sản phẩm, dịch vụ khéo léo
3. Bí quyết để không bí ý tưởng khi làm video thường xuyên
4. Tổng quan quy trình sản xuất A – Z video chuyển đổi
5. Cách đo lường và cải tiến nội dung.
6. Ví dụ từ những case study thực tế

Đặc biệt là bắt tay thực hành tại chỗ những gì đã học

Nếu bạn muốn biết những điều trên, thì bạn có thể tham gia khoá học online “Video hay chuyển đổi ngay” của chúng mình

Bạn muốn tìm hiểu: CLICK VÀO ĐÂY

#ChaiyoThuong #LeeTa #Video

5 Câu hỏi cần trả lời trước khi xây kênh Tiktok cá nhân

0

Việc chúng ta xây kênh như là trổng cây không phải cứ vứt hạt xuống là cây tự lên

Cần dành thời gian tìm hiểu và vun trồng

Nhưng chắc chắn thành quả sẽ ngọt ngào cho người chăm chỉ đúng cách

Hi vọng bài viết này của  Thương sẽ giúp được cho bạn nào đang muốn bắt tay vào xây kênh của riêng mình. Hãy dành thời gian ra khoảng 20 phút trả lời những câu hỏi bên dưới nhé.

1. Mình muốn làm về chủ đề gì?

Càng ngách càng chi tiết càng tốt

Việc chọn một chủ đề phù hợp trước khi xây rất quan trọng vì nó liên quan đến thế mạnh của bạn cũng như sản phẩm dịch vụ bạn đang bán

Một người có thể quan tâm rất nhiều chủ đề nhưng lúc này điều chúng ta cần quan tâm hơn là chủ đề mà khách hàng mục tiêu chúng ta quan tâm

Và mục đích cuối cùng khi xây kênh chúng ta cần đạt được là gì?

2. Chủ đề đấy hiện tại những ai đang làm tốt?

Việc học hỏi và đúc rút diễn ra xuyên suốt từ khâu trước trong và sau khi xây kênh là cần thiết

Tìm ra một vài hình mẫu làm tốt chủ đề chúng ta định làm sẽ giúp chúng ta không bị chênh vênh bước đầu xây kênh

3. Mình sẽ tự làm hay thuê ngoài?

Điều này tuỳ thuộc vào ngân sách và thời gian bạn có.

Muốn đi nhanh thì đi một mình

Muốn xây kênh lâu dài thì cần dreamteam đi cùng

Cũng có bạn giai đoạn đầu tự học để tự xây

Giai đoạn sau các bạn bắt đầu tuyển người cùng làm

Việc xây kênh cần đều đặn nên hãy chọn hướng nào giúp bạn có thể lên video đều đặn

>>> Bạn có thể học làm video online tại đây

4. Mình sẽ dành thời gian nào tập trung để làm video cho kênh?

Nhiều người nghĩ không bỏ tiền ra là không mất gì

Nhưng thời gian cũng là tiền bạc

Hãy cam kết với chính mình thời gian ít nhất bạn sẽ dành ra cho mục tiêu này

5. Mục tiêu SMART cho xây kênh như thế nào?

Không biết mình sẽ đi đến đâu và cần đạt mục tiêu thế nào thì chúng ta sẽ cứ mãi chìm trong sự trì hoãn

Nên ngay từ lúc nhìn thấy bài post này bạn hãy dùng giấy viết để viết ra mục tiêu của bản thân

Sáng chủ nhận vừa rồi Thương và Leeta – người sáng lập video đa kênh có chia sẻ về cách xây kênh cá nhân và checklist xây kênh cho hơn 30 bạn

Feedback sau buổi workshop 

Hành trình dài nào cũng bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Hẹn gặp bạn trong workshop sắp tới

Bạn có thể đăng kí tham gia chuỗi workshop ngay TẠI ĐÂY

OFFLINE & WORKSHOP cộng đồng học viên THCN Quán Trà Đá chia sẻ gì?

0

Chào bạn,

Mình là Chaiyo Thương, Một biên kịch và đạo diễn TVC, Viral Video có đam mê chia sẻ ý tưởng và kiến thức về video giúp cho mọi người ngày càng phát triển hơn trong công việc và cuộc sống từ đó tăng thu nhập bản thân và chất lượng sống của người thân yêu.

Xác định đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ nên Thương quyết tâm đầu tư đăng kí khoá học thương hiệu cá nhân ngày 17/6 của Phùng Thái Học (Một người bạn của Thương cũng là ông tơ kết nối mình và chồng mình Leeta). Và may mắn là do đăng kí sớm nên được mời đến offline cộng đồng học viên cũ và mới của Thái Học. Thường những người cùng tần số hay gặp nhau nên Thương rất háo hức cho buổi gặp này.

Bằng chứng là mình và chồng chạy từ Bắc Ninh và Hà Nội để tham dự offline

Phùng Thái Học là ai? 

Nghe có vẻ hơi giống tiểu sử wiki ^^ mà thôi mình kể qua cho bạn nào chưa biết

Chủ Quán tại Quán Trà Đá
Sống tại Hà Nội

 

Một số điều Thương học được trong buổi offline và workshop ngày 4/6 muốn chia sẻ với các bạn: 

Học được khâu tổ chức 

Tại sao Học chọn 1 hội trường vừa đủ thay vì quá rộng rãi?

Vì khi chụp ảnh sự kiện sẽ thấy đông hơn và mọi người ngồi gần nên dễ networking 

Học được màn khởi động buổi offline đầy hứng khởi!

Học: Mọi người ai có nước trên tay rồi giơ tay!

Mọi người giơ tay 

Học: Vậy chúng ta cùng làm một nét văn hoá 

1…2…3 Dzô uống 

Chỉ bẳng hai câu hỏi đơn giản buổi offline đã trở nên nóng hơn và mọi người cũng thoải mái hơn. 

Chia sẻ về CÁI CỚ (Lý do có buổi offline) không quên nhá hàng về buổi nhậu thả ga sau workshop và offline. Bắt đầu vào nội dung chính buổi workshop Kể chuyện không kể lể

Phần bên dưới là RECAP của Thương các bạn có thể xem qua nhé:

(Khi gửi cho Học cậu bạn ngỡ là mình đang tường thuật cả sự kiện vậy ^^ )

Học được tinh thần kể chuyện xuyên suốt trong buổi workshop về Kể chuyện không kể lể

 Bạn có phân biệt được KỂ CHUYỆN và KỂ TRUYỆN? 

Truyện là không có thật được hư cấu! 

Chuyện là có thật hoặc kể ra với mục đích muốn mọi người tin là có thât 

VD: Có một số bộ phim hay hiện chữ dựa theo một câu chuyện có thật

Vậy khi nào chúng ta cần kể chuyện?

Khi nào cũng cần. Nhất là lúc ta cần tạo liên kết với người nghe

Cầm mic lên kể chuyện là việc đầu tiên 

Tạo thiện cảm cho người nghe 

Khiến người ta muốn lắng nghe điều tiếp theo ta chia sẻ 

Tóm lại 2 chữ: TIỀN ĐỀ 

VD: Học có dẫn chứng trong buổi quảng bá cho trung tâm tiếng anh TAT của Học khi có người hỏi tại sao Học không giỏi tiếng Anh. Học lại mở trung tâm tiếng Anh?

Học đã chia sẻ câu chuyện thật của bản thân vì không giỏi tiếng Anh mới đi học và hành trỉnh Học đi học tiếng Anh ở Phil như thế nào.  

Bởi vì đôi khi mình đưa cho người ta nhiều câu chuyện bằng chứng lí lẽ người ta sẽ không tin bằng một câu chuyện cảm xúc. 

Mục đích của buổi workshop hôm nay là: LÀM SAO ĐỂ KỂ CHUYỆN KHÔNG KỂ LỂ! 

Kể lể là có gì nói ra hết bao gồm cả thông tin không gía trị. Người nghe không hiểu tại sao lại kể!

*** Thông tin cần có giá trị với người nghe. Luôn cho người nghe biết lý do tại sao lại kể 

VD Học kể  câu chuyện Học và Mẹ cùng đi xe làm ví dụ (Cái này mình nhớ kĩ nhưng không bật mí hết vì đây là câu chuyện Key Học muốn kể nhiều lần)

Vậy ta cần có quy trình lọc thông tin để không bị kể lể như sau: Nhận thông tin >>> Sàng lọc lại (Nếu có lý do nên kể thì kể không thì bỏ) >>> Lọc ra những chi tiết giá trị cần được high light >>> Kể 

Muốn kể chuyện hay PHẢI TẬP 

Tập bằng cách nào?

Kể nhiều lần rồi gọt dũa lại 

Kể thành nhiều phiên bản 

Lần sau kể hay hơn lần trước 

Kể đến khi nào?

Đến đoạn đấy người ta chắc chắn cười, reaction như mình dự tính 

Học hiện tại đang dạy những kĩ năng mình từng kém

  • Giao tiếp 
  • Logic
  • Kể chuyện 

Tóm lại: Để có một phần trình diễn tốt bạn phải chuẩn bị và luyện tập kĩ 

Bài tập để luyện tập: Kể một câu chuyện liên quan đến thương hiệu cá nhân 

Trong câu chuyện luôn phải có những tình tiết để lôi cuốn người nghe 

Tình tiết có thể là mâu thuẫn, nút thắt, tạo ra hành động, nhận thức, khác thường

VD: Tôi đi vào gửi xe thấy xe cộ được xếp ngay ngắn tôi bước vào thang máy => Bình thường 

Tôi đi vào chỗ gửi xe thấy có mỗi bác bảo vệ nhưng bác đang nhắm mắt ngủ => Khác thường 

Cấu trúc của một câu chuyện hấp dẫn

  1. Sự việc: Câu chuyện có cảm xúc, bối cảnh rõ ràng 
  2. Kết quả của sự việc
  3. Mấu chốt dẫn đến kết qủa đó 
  4. Bài học/ thông điệp rút ra 

=> Luôn phân tích yếu tố mấu chốt của câu chuyện hay 

Vậy thế nào là một câu chuyện hay?

Câu chuyện có tình tiết thú vị và bài học 

Thế nào là một bài học giá trị?

  • Dễ hiểu 
  • Phải khiến đối phương liên hệ bản thân
  • Phải có tính mới 

Tính mới này nằm ngoài Logic. Ta cần tìm thêm những góc nhìn mới cho những vấn đề ta gặp 

SIẾT >>> XẾP >>> SỬA 

Round 1: Siết  

Làm sao ít chữ nhất có thể 

Gạch ra những tình tiết quan trọng 

Focus 

Round 2: Xếp 

Lập dàn ý 

Cấu trúc lại 

Round 3: Sửa 

Bồi và lược cho hợp lý 

Một câu chuyện hay là khi người nghe người đọc bị cuốn vào câu chuyện 

VD: Học có đi một hội thảo vầ từ Anti fan trở thành fan của một bạn Tiktoker khi nghe bạn kể chuyện 

Hành trình của bạn khiến Học đồng cảm 

Mỗi khi ta kể một câu chuyện cần có lý do ở phía sau nó 

Các câu hỏi và phần tóm tắt kéo người xem chú ý lại

VD: Bạn có biết tại sao?

Dẫn dắt mạch chuyện bằng viêc tóm tắt và dẫn đến đoạn tiếp theo 

2 Kỹ thuật viết và kể chuyện cảm xúc 

Tăng TẢ giảm KỂ 

VD: Hãy nói tôi giàu mà không nhắc đến chữ GIÀU 

Đoạn nào mang tính mấu chốt hãy KỂ 

Tận dụng các giác quan 

VD: Tả món ăn 

Cay mà không dùng từ cay 

Phải tưởng tượng trước khi kể. Tinh tế thả vào đoạn phù hợp  

Chúng ta chỉ tả được khi hình dung được

Thích >>> Kể được 

Để ý nhiều >>> kể được 

Quan tâm đến cảm xúc thật kĩ 

Nhắc lại bài tập: Kể một câu chuyện liên quan đến Thương hiệu cá nhân 

*** Luyện tập kể chuyện đều đặn 

AI CŨNG BÁN MỘT CÁI GÌ ĐÓ 

Đỉnh cao của truyền thông 10-20% nằm trong câu chuyện 

Xây dựng chất liệu truyền thông 

Mỗi khi có chuyện muốn kể hãy siết nó lại trọng tâm ở đâu 

Càng ngày càng nâng cao tiêu chuẩn và tiêu chí của mình lên 

Tập đi tập lại kể một câu chuyện đến khi mình làm chủ được câu chuyện đó

Vì một khi mình mất tự tin người xem sẽ cảm nhận được 

#Chốt lại: Luyện tập đi luyện tập lại 

Phần 2: Chia sẻ về thương hiệu cá nhân 

Mình là ai?

Mình chơi với ai?

Mình xuất hiện cạnh người ta như thế nào?

*** 2 Casestudy học viên từng học 

Anh Doãn Kỷ chia sẻ

Tất cả các buổi tham gia đều recap bằng mindmap 

Tổ chức những sự kiện hướng tới giá trị 

Người ta gặp mình ở offline người ta sẽ dễ tăng cảm tình 

Câu chuyện đúng mục tiêu là win 

Chia sẻ cho họ thấy nhân sinh quan của ta (Họ hiểu họ yêu)

Làm thương hiệu cá nhân cần có anh em 

*** Để xây dựng thương hiệu cá nhân:

Cần ghim vào đầu người ta giá trị của mình 

1 mối quan hệ chất lượng là người ta chỉ động muốn chơi với mình 

Mở ra cơ hội cho hai bên 

  1.  Mình giỏi cái gì?
  2.  Đến topic này hãy mời tôi 
  3.  Tôi là ai? 
  4.  Gọi tên giá trị của mình ra 
  5. Liên tục gieo hạt 
  6. Biến người có sức ảnh hưởng thành anh chị em 
  7. Tôi có thể giúp được bạn cái gì? 
  8. Show ra sự ngu dốt & Quá trình sửa chưã điều đó 
  9. Điểm CHẠM nào cũng là mình 
  10. Nói mình giàu mình giỏi người ta sẽ phủ định, để người ta thấy điểm chư được người ta sẽ không ghét người chân thành 
  11. Không áp lực việc cố tỏ ra hoàn hảo 
  12. Show ra cái dốt cái dở 
  13. Ghét mình OK ghét đúng là được 

VD Casestudy số 2:  Một chị học viên là nhà bán có cộng đồng 50-60k khách hàng sau 5 năm

Khi giới thiệu bản thân lưu ý! (Học sửa cho chị khi giới thiệu bản thân)

Chúng ta là ai >>> Không thay đổi 

Chúng ta có gì? >>> Cần biến thiên theo người nghe 

Người ta khao khát điều gì?

Học cách bán hàng nhờ xây cộng đồng 

Phương pháp của chị:

Khách hàng mua hàng mời họ vào cộng đồng

Họ xài xong có feedback gì họ gửi vào đấy

Không bán hàng trên group

Để khách hàng tự nói về sản phẩm về mình

Điều hướng bằng cách có 1 số tấm gương để người khác làm theo

Chính sách: Chia sẻ giảm 5% đơn hàng tiếp theo

Không public chính sách này mà nói trong livestream thôi

Hình thành thói quen: Tương tác với post của khách hàng.

Chủ trò chuyện với khách

Họ có tâm thế thì không cần thuyết phục nữa

Siêng livetream giới thiệu mọi người vào group

Gợi ý content trong cộng đồng: 

Tổ chức mini game giao lưu

Trao giải + lồng ghép thông điệp

Có hoạt động định kì

Theo chủ đề

VD Vào bếp rất vui

Cho mọi người sự tự tin

Mẹo: Bên cạnh giải thưởng chính thêm quà cho tất cả mọi người còn lại dù không đạt giải

Quà nhỏ cho tất cả khách hàng

Khách hàng yêu quý họ trở thành đại sứ cho mình

Các bạn cứ trao đi phần thưởng sẽ đến bất ngờ

Khách hàng chơi với nhau. Sau khi tham gia group

Kết thúc buổi offline Thương và Học có hẹn trong khoá học ngày 17/6. Chắc chắn buổi đó Thương sẽ không recap. Các bạn quan tâm có thể follow Phùng Thái Học  

Thông tin chi tiết khoá Thương hiệu cá nhân của Học TẠI ĐÂY 

Hi vọng những điều Thương chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

Bạn hóng các workshop và chia sẻ từ Thương và Leeta có thể join nhóm hóng workshop TẠI ĐÂY

Chơi với ai không quan trọng 

Quan trọng là học được gì từ người ta chơi

Tất – Tần – Tật Kinh Nghiệm Để Tổ Chức Workshop Đầu Tiên

0
Chào các bạn đang quan tâm đến chủ đề này,
Thương viết bài viết này khi một người anh hỏi mình kinh nghiệm tổ chức workshop đầu tiên cho anh.
Nhân đây Thương cũng chia sẻ với các bạn luôn để thêm góc nhìn tham khảo. Chuyên môn chính là đạo diễn và biên kịch. Nên bài viết này được đúc rút ra từ kinh nghiệm mình tổ chức chuỗi hơn 30 workshop về biên kịch đạo diễn và sáng tạo nội dung.
Workshop đầu tiên Thương tổ chức cách đây 3 năm đến nay đã có hơn 2000 bạn tham dự và nhìn lại cả hành trình đã qua mình rút ra được vài kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn.
3 khâu chính của một workshop
Đó là chuẩn bị, tổ chức và hậu workshop
Để các bạn dễ hình dung mình sẽ chia sẻ theo 3 khâu chính này.
Workshop cũng có online và offline
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về online trước nhé
Khâu 1: Chuẩn bị trước workshop online
Về nhân sự chỉ cần 1 nhân sự là có thể vận hành được workshop online cho 30 – 100 người rồi. Hơn thì bạn cần người hỗ trợ.
Xác định luôn là bạn cần đa nhiệm và có khả năng truyền thông cho workshop của mình để tối ưu ngân sách.
Nếu là workshop đầu tiên bạn không cần quá áp lực về việc thật nhiều người tham gia. Quan trọng là chất trước lượng sau.
Về công việc
  • Đo lường mức độ quan tâm về chủ đề sắp làm
  • Lên form đăng kí workshop (Bạn có thể tham khảo form đăng kí của Thương)
  • Tạo sự kiện về workshop trên Facebook
  • Thiết kế hình ảnh cho workshop bằng canva
  • Viết bài về workshop
  • Lên danh sách khách mời (Nếu có)
  • Liên hệ người hỗ trợ truyền thông, khách mời (nếu có)
  • Tạo nhóm zalo để các bạn gửi bill (Nếu workshop có phí. Group này ai join cũng được.)
  • Tạo nhóm zalo chính thức để các bạn gửi bill xong được add vô (Group này nên để chế độ duyệt trả lời câu hỏi mới vào được)
  • Viết thông tin chính thức về workshop để ghim đầu zalo để các bạn đã đăng kí nắm được thông tin
  • Liên tục cập nhật thông tin đến ngày workshop chính thức diễn ra
  • Đặt lịch trong group workshop
Bước quan trọng nhất trong khâu chuẩn bị này là
  • Kiến thức chia sẻ có giá trị cho người nghe.
  • Đầu tư slide cho workshop
  • Timeline cho workshop
  • Phần thực hành để người học ứng dụng được lý thuyết
Về công nghệ
Đa phần các workshop online được tổ chức trên zoom.
Nên bạn nên mua zoom pro để có thể tổ chức được dưới 100 người và có zoom doanh nghiệp nếu muốn tổ chức tầm 1000 người
Có khả năng ghi hình để xem lại
Nếu là lần đầu bạn nên thử tạo 1 buổi zoom nhỏ add bạn bè để thành thạo các chức năng trong zoom. Nhất là chia sẻ màn hình, Tạo nhóm, Tắt tiếng toàn bộ,…
Đảm bảo wifi không bị gián đoạn. Backup 3G
Bây giờ có thể ứng dụng AI để chat tự động với người đăng kí workshop khi họ tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định.
Về phần hình ảnh và âm thanh
Hiện tại thay vì mua một webcam mắc tiền bạn có thể dùng điện thoại làm camera. Lưu ý cần chung icloud và cập nhật hệ điều hành mới nhất.
Có thể đầu tư thêm mic để chất lượng âm thanh tốt hơn.
Về tâm lý
Hoàn thành trước hoàn hảo sau. Hãy chuẩn bị kĩ nhất có thể còn lại là tin vào chính mình và kiến thức mình sắp chia sẻ hữu ích với mọi người.
Trong các bước sau Thương sẽ hướng dẫn làm thể nào để workshop sau tốt hơn workshop trước.
Khâu 2: Tổ chức workshop online
Nếu workshop miễn phí thì bạn cần chuẩn bị tinh thần sẽ rơi rụng rất nhiều.
Nếu workshop có phí thì tỉ lệ tham gia sẽ cao hơn nhưng bạn phải chắc chắn là nó xứng đáng với phí và thời gian của người tham gia.
Kiểm soát kì vọng của tất cả người tham gia và thời gian từng phần
Bạn nên có phần hâm nóng hỏi han ngắn trước khi workshop diễn ra. Chuẩn bị nhạc cho từng phần nhất là khoảng thời gian chờ đầu chương trình.
Đặc biệt hãy khuyến khích người tham gia tương tác trong quá trình học vì workshop online khó tạo lửa và giữ lửa hơn offline nhiều.
Mình gợi ý: Nghe rõ âm thanh các bạn comment số 1 nhé, Ai chưa hiểu có thể comment số 2 nha, Các bạn nghe đến đây có câu hỏi gì hỏi thoải mái hen…
Workshop không nên kết thúc quá muộn hoặc quá sớm vì dễ gây tâm trạng hụt hẫng cho người tham gia. Nên bạn cần control thời gian thật tất. Tập luyện trước khi làm chính thức, chuẩn bị những câu hỏi backup
Cuối workshop nên có form khảo sát, khảo sát ngay trong workshop để biết điều gì cần cải thiện điều gì đã làm tốt
Cuối buổi đừng quên chụp hình lại để có chất liệu truyền thông hậu workshop bạn nhé.
Khâu 3: Hậu workshop
Bước này không bắt buộc nhưng Thương chưa bao giờ bỏ qua là cám ơn những người tham gia workshop và bất cứ ai đã hỗ trợ mình làm ra workshop này bằng một bài post trên trang cá nhân kèm hình ảnh.
Xem kĩ lại file cảm nhận hậu workshop để rút kinh nghiệm cho workshop sau cũng như phát huy những gì đã làm tốt. Tiếp tục lên kế hoạch cho workshop sau.
Sau khi tổ chức rất nhiều workshop đến nay mình đã có group hóng workshop của mình và chồng mình với gần 600 thành viên.
Thương hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp những bạn lần đầu tổ chức workshop đỡ bỡ ngỡ hơn.
Nếu các bạn muốn đọc tiếp bài sau về cách tổ chức workshop offline, hoặc có câu hỏi gì hãy comment Thương biết nhé.
càng chăm chỉ, càng may mắn