Tiếng Gọi Dũng Khí – Brene Brown

0
1945

Sau khi xem video 2 tiếng của Brene Brown. Đây là những điều Thương note lại

Link clip: http://www.phimmoi.net/phim/brene-brown-tieng-goi-dung-khi-10483/

3 lời nói giúp bạn lấy lại dũng khí

  1. Tôi sẽ sống trong đấu trường. Tôi Dũng cảm đương đầu với cuộc sống mình. Tôi sẽ ra mặt, sẽ liều lĩnh (Hôm nay mình sẽ chọn can đảm thay vì sợ hãi)
  2. Sự tổn thương không phải là về chuyện thắng thua. Mà nghĩa là dám mở lòng ra dù bạn không kiểm soát được kết quả. Sự tổn thương không có nghĩa là yếu đuối là cách chính xác đo lường lòng Dũng cảm. Mức độ Dũng cảm = Mức độ sẵn lòng chịu tổn thương 
  3. Không nhận đá từ những người không Dũng cảm với cuộc sống của họ. Chọn lựa ra ý kiến của những người bạn cho là quan trọng 

Những người yêu thương bạn không phải dù những thiếu hụt và tổn thương của bạn mà vì những thiếu hụt và tổn thương của bạn. Ý kiến của họ quan trọng. 

Làm sao bạn có thể để ai đó yêu thương bạn nếu bạn không để họ nhìn thấy mình?

Trong đầu ra luôn có “câu chuyện ta đang tự kể”

Yêu là bị tổn thương là trao trái tim bạn cho ai đó và nói “em biết có thể sẽ đau đớn lắm, nhưng em sẵn lòng làm vậy. Em sẵn lòng bộc lộ sự tổn thương và yêu anh.” 

Nhiều người trên thế gian này sẵn sàng không biết tình yêu hơn là biết đau buồn. Đó là một cái giá quá lớn. 

Cảm giác được thuộc về cài trong DNA của chúng ta. 

Cảm giác được thuộc về là thuộc về chính mình trước nhất.

Nói thật lòng mình, kể câu chuyện của chính bạn và không bao giờ phản bội chính bạn vì người khác. Không bắt bạn phải thay đổi con người bạn. Nó bắt bạn phải là chính bạn và thế nghĩa là bạn phải bị tổn thương 

Điều cuối cùng trong danh sách này là niềm vui 

Cảm giác biết ơn 

Học 3 điều từ những người trải qua đau thương mất mát quá lớn 

  1. Khi bạn biết ơn vì những gì bạn có tôi biết rằng bạn đã hiểu được những gì tôi đã mất lớn đến nhường nào 
  2. “Hãy kể tôi nghe về nỗi đau nỗi nhớ sự mất mát “ họ đều kể về những khoảnh khắc bình dị hơn tất thảy những điều đơn giản bình thường mà họ không để ý khi chúng thường xảy ra. Có những lúc tôi quá bận rộn đuổi theo những khoảnh khắc phi thường nên đã không để tâm tới những khoảnh khắc bình thường. Những khoảnh khắc mà nếu bị tước đi tôi sẽ nhớ hơn bất cứ điều gì khác. Tạo ký ức bằng hình ảnh. Dành chút thời gian tập trung vào khoảnh khắc đó.
  3. Thỉnh thoảng làm điều bạn vui chẳng vì điều gì cả. Cứ vui là được. 
  4. Thành công từ nỗ lực và liều lĩnh. 
  5. Không tổn thương ko sáng tạo được không dám chịu thất bại sẽ không có sự cải tiến. 

Giao tiếp 

  1. Không bàn đến các vấn đề đó vì nó làm bạn không thoải mái chính là định nghĩa của đặc quyền.
  2. Chúng ta phải chọn can đảm thay vì thoải mái. 
  3. Học hỏi là các chúng ta tiến lên. 
  4. Những nhà lãnh đạo Dũng cảm không bao giờ im lặng trước khó khăn. 
  5. Cái của chúng ta là khai quật những điều chưa được nói. 

Các khái niệm sai lầm về tổn thương 

  1. Tổn thương là yếu đuối 

(ví dụ can đảm từ bản thân và những người xung quanh. Nếu không có tổn thương sẽ không có cần đảm được)

  1. Tôi không bao giờ bị tổn thương (Có 2 sự thật bạn biết mình bị tổn thương và bạn bị sự tổn thương điều khiển). Mọi người thường dồn sự tổn thương của mình dành cho người khác. Khi bạn không công nhận sự tổn thương của bản thân bạn sẽ dồn chúng lên người khác. Stop dồn nỗi đau của mình lên người khác. 
  2. Tôi có thể tự giải quyết được tôi sẽ thử nó một mình 
  3. Bạn có thể tách cảm giác không chắc chắn và khó chịu ra khỏi sự tổn thương 
  4. Phải tin tưởng trước khi bị tổn thương 

(Bạn chia sẻ với những người đã giành được quyền nghe chuyện của bạn. Được nghe chuyện của bạn là một đặc quyền). Bạn không bỗng dưng share nó. Tổn thương là phải công khai 

TÓM LẠI LÀ

Có những lúc chiến thắng không phải là về nhất mà chiến thắng là can đảm làm điều gì đó 

Đừng để sống đến cuối đời và đặt ra câu hỏi: Nếu mình mở lòng ra thì sao?

Mở lòng để người khác nhìn thấy bạn 

Đáp lại tiếng gọi của sự can đảm 

Bạn xứng đáng được Dũng cảm 

#ChaiyoThuong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây