OFFLINE & WORKSHOP cộng đồng học viên THCN Quán Trà Đá chia sẻ gì?

0
1544

Chào bạn,

Mình là Chaiyo Thương, Một biên kịch và đạo diễn TVC, Viral Video có đam mê chia sẻ ý tưởng và kiến thức về video giúp cho mọi người ngày càng phát triển hơn trong công việc và cuộc sống từ đó tăng thu nhập bản thân và chất lượng sống của người thân yêu.

Xác định đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ nên Thương quyết tâm đầu tư đăng kí khoá học thương hiệu cá nhân ngày 17/6 của Phùng Thái Học (Một người bạn của Thương cũng là ông tơ kết nối mình và chồng mình Leeta). Và may mắn là do đăng kí sớm nên được mời đến offline cộng đồng học viên cũ và mới của Thái Học. Thường những người cùng tần số hay gặp nhau nên Thương rất háo hức cho buổi gặp này.

Bằng chứng là mình và chồng chạy từ Bắc Ninh và Hà Nội để tham dự offline

Phùng Thái Học là ai? 

Nghe có vẻ hơi giống tiểu sử wiki ^^ mà thôi mình kể qua cho bạn nào chưa biết

Chủ Quán tại Quán Trà Đá
Sống tại Hà Nội

 

Một số điều Thương học được trong buổi offline và workshop ngày 4/6 muốn chia sẻ với các bạn: 

Học được khâu tổ chức 

Tại sao Học chọn 1 hội trường vừa đủ thay vì quá rộng rãi?

Vì khi chụp ảnh sự kiện sẽ thấy đông hơn và mọi người ngồi gần nên dễ networking 

Học được màn khởi động buổi offline đầy hứng khởi!

Học: Mọi người ai có nước trên tay rồi giơ tay!

Mọi người giơ tay 

Học: Vậy chúng ta cùng làm một nét văn hoá 

1…2…3 Dzô uống 

Chỉ bẳng hai câu hỏi đơn giản buổi offline đã trở nên nóng hơn và mọi người cũng thoải mái hơn. 

Chia sẻ về CÁI CỚ (Lý do có buổi offline) không quên nhá hàng về buổi nhậu thả ga sau workshop và offline. Bắt đầu vào nội dung chính buổi workshop Kể chuyện không kể lể

Phần bên dưới là RECAP của Thương các bạn có thể xem qua nhé:

(Khi gửi cho Học cậu bạn ngỡ là mình đang tường thuật cả sự kiện vậy ^^ )

Học được tinh thần kể chuyện xuyên suốt trong buổi workshop về Kể chuyện không kể lể

 Bạn có phân biệt được KỂ CHUYỆN và KỂ TRUYỆN? 

Truyện là không có thật được hư cấu! 

Chuyện là có thật hoặc kể ra với mục đích muốn mọi người tin là có thât 

VD: Có một số bộ phim hay hiện chữ dựa theo một câu chuyện có thật

Vậy khi nào chúng ta cần kể chuyện?

Khi nào cũng cần. Nhất là lúc ta cần tạo liên kết với người nghe

Cầm mic lên kể chuyện là việc đầu tiên 

Tạo thiện cảm cho người nghe 

Khiến người ta muốn lắng nghe điều tiếp theo ta chia sẻ 

Tóm lại 2 chữ: TIỀN ĐỀ 

VD: Học có dẫn chứng trong buổi quảng bá cho trung tâm tiếng anh TAT của Học khi có người hỏi tại sao Học không giỏi tiếng Anh. Học lại mở trung tâm tiếng Anh?

Học đã chia sẻ câu chuyện thật của bản thân vì không giỏi tiếng Anh mới đi học và hành trỉnh Học đi học tiếng Anh ở Phil như thế nào.  

Bởi vì đôi khi mình đưa cho người ta nhiều câu chuyện bằng chứng lí lẽ người ta sẽ không tin bằng một câu chuyện cảm xúc. 

Mục đích của buổi workshop hôm nay là: LÀM SAO ĐỂ KỂ CHUYỆN KHÔNG KỂ LỂ! 

Kể lể là có gì nói ra hết bao gồm cả thông tin không gía trị. Người nghe không hiểu tại sao lại kể!

*** Thông tin cần có giá trị với người nghe. Luôn cho người nghe biết lý do tại sao lại kể 

VD Học kể  câu chuyện Học và Mẹ cùng đi xe làm ví dụ (Cái này mình nhớ kĩ nhưng không bật mí hết vì đây là câu chuyện Key Học muốn kể nhiều lần)

Vậy ta cần có quy trình lọc thông tin để không bị kể lể như sau: Nhận thông tin >>> Sàng lọc lại (Nếu có lý do nên kể thì kể không thì bỏ) >>> Lọc ra những chi tiết giá trị cần được high light >>> Kể 

Muốn kể chuyện hay PHẢI TẬP 

Tập bằng cách nào?

Kể nhiều lần rồi gọt dũa lại 

Kể thành nhiều phiên bản 

Lần sau kể hay hơn lần trước 

Kể đến khi nào?

Đến đoạn đấy người ta chắc chắn cười, reaction như mình dự tính 

Học hiện tại đang dạy những kĩ năng mình từng kém

  • Giao tiếp 
  • Logic
  • Kể chuyện 

Tóm lại: Để có một phần trình diễn tốt bạn phải chuẩn bị và luyện tập kĩ 

Bài tập để luyện tập: Kể một câu chuyện liên quan đến thương hiệu cá nhân 

Trong câu chuyện luôn phải có những tình tiết để lôi cuốn người nghe 

Tình tiết có thể là mâu thuẫn, nút thắt, tạo ra hành động, nhận thức, khác thường

VD: Tôi đi vào gửi xe thấy xe cộ được xếp ngay ngắn tôi bước vào thang máy => Bình thường 

Tôi đi vào chỗ gửi xe thấy có mỗi bác bảo vệ nhưng bác đang nhắm mắt ngủ => Khác thường 

Cấu trúc của một câu chuyện hấp dẫn

  1. Sự việc: Câu chuyện có cảm xúc, bối cảnh rõ ràng 
  2. Kết quả của sự việc
  3. Mấu chốt dẫn đến kết qủa đó 
  4. Bài học/ thông điệp rút ra 

=> Luôn phân tích yếu tố mấu chốt của câu chuyện hay 

Vậy thế nào là một câu chuyện hay?

Câu chuyện có tình tiết thú vị và bài học 

Thế nào là một bài học giá trị?

  • Dễ hiểu 
  • Phải khiến đối phương liên hệ bản thân
  • Phải có tính mới 

Tính mới này nằm ngoài Logic. Ta cần tìm thêm những góc nhìn mới cho những vấn đề ta gặp 

SIẾT >>> XẾP >>> SỬA 

Round 1: Siết  

Làm sao ít chữ nhất có thể 

Gạch ra những tình tiết quan trọng 

Focus 

Round 2: Xếp 

Lập dàn ý 

Cấu trúc lại 

Round 3: Sửa 

Bồi và lược cho hợp lý 

Một câu chuyện hay là khi người nghe người đọc bị cuốn vào câu chuyện 

VD: Học có đi một hội thảo vầ từ Anti fan trở thành fan của một bạn Tiktoker khi nghe bạn kể chuyện 

Hành trình của bạn khiến Học đồng cảm 

Mỗi khi ta kể một câu chuyện cần có lý do ở phía sau nó 

Các câu hỏi và phần tóm tắt kéo người xem chú ý lại

VD: Bạn có biết tại sao?

Dẫn dắt mạch chuyện bằng viêc tóm tắt và dẫn đến đoạn tiếp theo 

2 Kỹ thuật viết và kể chuyện cảm xúc 

Tăng TẢ giảm KỂ 

VD: Hãy nói tôi giàu mà không nhắc đến chữ GIÀU 

Đoạn nào mang tính mấu chốt hãy KỂ 

Tận dụng các giác quan 

VD: Tả món ăn 

Cay mà không dùng từ cay 

Phải tưởng tượng trước khi kể. Tinh tế thả vào đoạn phù hợp  

Chúng ta chỉ tả được khi hình dung được

Thích >>> Kể được 

Để ý nhiều >>> kể được 

Quan tâm đến cảm xúc thật kĩ 

Nhắc lại bài tập: Kể một câu chuyện liên quan đến Thương hiệu cá nhân 

*** Luyện tập kể chuyện đều đặn 

AI CŨNG BÁN MỘT CÁI GÌ ĐÓ 

Đỉnh cao của truyền thông 10-20% nằm trong câu chuyện 

Xây dựng chất liệu truyền thông 

Mỗi khi có chuyện muốn kể hãy siết nó lại trọng tâm ở đâu 

Càng ngày càng nâng cao tiêu chuẩn và tiêu chí của mình lên 

Tập đi tập lại kể một câu chuyện đến khi mình làm chủ được câu chuyện đó

Vì một khi mình mất tự tin người xem sẽ cảm nhận được 

#Chốt lại: Luyện tập đi luyện tập lại 

Phần 2: Chia sẻ về thương hiệu cá nhân 

Mình là ai?

Mình chơi với ai?

Mình xuất hiện cạnh người ta như thế nào?

*** 2 Casestudy học viên từng học 

Anh Doãn Kỷ chia sẻ

Tất cả các buổi tham gia đều recap bằng mindmap 

Tổ chức những sự kiện hướng tới giá trị 

Người ta gặp mình ở offline người ta sẽ dễ tăng cảm tình 

Câu chuyện đúng mục tiêu là win 

Chia sẻ cho họ thấy nhân sinh quan của ta (Họ hiểu họ yêu)

Làm thương hiệu cá nhân cần có anh em 

*** Để xây dựng thương hiệu cá nhân:

Cần ghim vào đầu người ta giá trị của mình 

1 mối quan hệ chất lượng là người ta chỉ động muốn chơi với mình 

Mở ra cơ hội cho hai bên 

  1.  Mình giỏi cái gì?
  2.  Đến topic này hãy mời tôi 
  3.  Tôi là ai? 
  4.  Gọi tên giá trị của mình ra 
  5. Liên tục gieo hạt 
  6. Biến người có sức ảnh hưởng thành anh chị em 
  7. Tôi có thể giúp được bạn cái gì? 
  8. Show ra sự ngu dốt & Quá trình sửa chưã điều đó 
  9. Điểm CHẠM nào cũng là mình 
  10. Nói mình giàu mình giỏi người ta sẽ phủ định, để người ta thấy điểm chư được người ta sẽ không ghét người chân thành 
  11. Không áp lực việc cố tỏ ra hoàn hảo 
  12. Show ra cái dốt cái dở 
  13. Ghét mình OK ghét đúng là được 

VD Casestudy số 2:  Một chị học viên là nhà bán có cộng đồng 50-60k khách hàng sau 5 năm

Khi giới thiệu bản thân lưu ý! (Học sửa cho chị khi giới thiệu bản thân)

Chúng ta là ai >>> Không thay đổi 

Chúng ta có gì? >>> Cần biến thiên theo người nghe 

Người ta khao khát điều gì?

Học cách bán hàng nhờ xây cộng đồng 

Phương pháp của chị:

Khách hàng mua hàng mời họ vào cộng đồng

Họ xài xong có feedback gì họ gửi vào đấy

Không bán hàng trên group

Để khách hàng tự nói về sản phẩm về mình

Điều hướng bằng cách có 1 số tấm gương để người khác làm theo

Chính sách: Chia sẻ giảm 5% đơn hàng tiếp theo

Không public chính sách này mà nói trong livestream thôi

Hình thành thói quen: Tương tác với post của khách hàng.

Chủ trò chuyện với khách

Họ có tâm thế thì không cần thuyết phục nữa

Siêng livetream giới thiệu mọi người vào group

Gợi ý content trong cộng đồng: 

Tổ chức mini game giao lưu

Trao giải + lồng ghép thông điệp

Có hoạt động định kì

Theo chủ đề

VD Vào bếp rất vui

Cho mọi người sự tự tin

Mẹo: Bên cạnh giải thưởng chính thêm quà cho tất cả mọi người còn lại dù không đạt giải

Quà nhỏ cho tất cả khách hàng

Khách hàng yêu quý họ trở thành đại sứ cho mình

Các bạn cứ trao đi phần thưởng sẽ đến bất ngờ

Khách hàng chơi với nhau. Sau khi tham gia group

Kết thúc buổi offline Thương và Học có hẹn trong khoá học ngày 17/6. Chắc chắn buổi đó Thương sẽ không recap. Các bạn quan tâm có thể follow Phùng Thái Học  

Thông tin chi tiết khoá Thương hiệu cá nhân của Học TẠI ĐÂY 

Hi vọng những điều Thương chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

Bạn hóng các workshop và chia sẻ từ Thương và Leeta có thể join nhóm hóng workshop TẠI ĐÂY

Chơi với ai không quan trọng 

Quan trọng là học được gì từ người ta chơi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây