Công Việc Của Một Đạo Diễn Quảng Cáo

0
1770
“Công việc của một đạo diễn quảng cáo là gì chị nhỉ?”
Hôm qua nghe cậu em hỏi vậy thì Thương cũng chia sẻ nhiệt tình. Nói về công việc đạo diễn Thương làm công việc này đến khi bầu 8 tháng vẫn còn làm :))). Gần tháng thứ 9 Thương vẫn đạo diễn từ xa một số job.
Thương viết bài này vừa giải đáp cho cậu em chi tiết hơn sẵn chia sẻ cho các bạn quan tâm.
Thương bắt đầu công việc đạo diễn cách đây gần 10 năm. Thật ra song song với công việc đạo diễn mình cũng viết kịch bản cho các phim ngắn và quảng cáo mình làm. Mối duyên với hai công việc này từ hồi Thương học năm cuối đại học.
Dù không học từ một trường chính quy về đạo diễn nhưng chính các dự án thực tế đã tôi rèn mình trong 10 năm qua. Rồi đi từng nấc một từ đạo diễn phim ngắn đến đạo diễn cho viral clip rồi đạo diễn cho những TVC lớn.
Cả một hành trình có sự hỗ trợ rất lớn từ những người xung quanh. Rất nhiều người Thương biết ơn vô cùng.
Những điều Thương chia sẻ sắp tới đây bạn có thể ít thấy trong sách hoặc tài liệu nào trên mạng nhưng nó là những thứ vô cùng thực tế mình muốn chia sẻ.
Công việc của đạo diễn cụ thể hơn là đạo diễn dòng quảng cáo sẽ như sau.

Giai đoạn tiền kì (Trước khi quay)
1. Sản xuất chọn một vài option đạo diễn bán cho khách hàng. Rồi dựa vào một số tiêu chí nhãn hàng sẽ chọn ra đạo diễn phù hợp.
Để chuẩn bị cho bước này showreel (Hồ sơ năng lực) của đạo diễn vô cùng quan trọng (Tổng hợp các dự án đạo diễn đó từng làm, background đạo diễn).
2.Khi được chọn đạo diễn sẽ ngâm cứu kĩ kịch bản và thêm treatment phù hợp.
3.Đạo diễn làm việc cùng bạn viết kịch bản, người vẽ board và DOP để triển khai sang shootingboard
4.Họp cùng các bộ phận liên quan như sản xuất và hậu kì để đảm bảo những gì mình đề xuất có thể khả thi.
5.Người duyệt trước về diễn viên, trang phục, bối cảnh, đạo cụ,…
6.Đi khảo sát bối cảnh cùng sản xuất và DOP tính trước đường dây.
7.Cùng với team họp với khách hàng và trình bày treatment và các phần khác của PPM
 Giai đoạn shooting (Khi quay)
1.Đạo diễn trao đổi trước với AD (Trợ lý đạo diễn) để AD brief trước diễn viên.
2.Bàn với DOP về các cảnh quay sau đó để DOP setup ánh sáng phù hợp.
3.Duyệt tất cả các thứ về trang phục, makeup, decor bối cảnh, đạo cụ trước khi quay.
4.Đảm bảo mọi người hiểu đường dây hình ảnh, câu chuyện trong cảnh sắp tới.
5.Đạo diễn sẽ là người duyệt từng cảnh quay và input về diễn xuất cho diễn viên.
6.Chốt cảnh quay ok để đưa account bán cho KH.
7.Chịu trách nhiệm cho chất lượng ngày quay.
Giai đoạn hậu kì (Sau quay)
1.Xem bản dựng thô của dựng phim và phản hồi.
2.Lắng nghe feedback của khách hàng và đưa ra phương án tốt nhất.
3.Xem bản dựng online và đưa ra phản hồi.
4.Chờ ngày “con cưng” lên sóng.
Nhìn giai đoạn này thấy có vẻ ít việc nhưng mỗi việc lại kéo dài nhanh chậm tuỳ lượng feedback của khách hàng.
Sau nhiều năm làm nghề Thương nhận ra không dự án nào giống dự án nào. Cách để mình lên tay là làm thật nhiều và rút kinh nghiệm thật nhiều. Tự tin vào điểm mạnh của bản thân nhưng cũng phải hạ cái tôi để lắng nghe, học hỏi và phát triển.
Trong các dự án mình từng làm mình thích nhất là khoảnh khắc được phiêu ngoài trường quay và xem lại thành quả của dự án.
Nếu ai hỏi Thương để theo nghề này cần tố chất gì thì Thương nghĩ tố chất đầu tiên là trách nhiệm. Chịu trách nhiệm cho những quyết định và ý tưởng của mình. Tố chất thứ hai là biết cách truyền tải những thứ trong đầu mình một cách rõ ràng có cảm xúc. Còn nhiều tố chất và kiến thức, kĩ năng khác ta sẽ tôi rèn từ từ.
Mỗi khi bạn nghĩ mình không thể thực sự ra bạn chỉ còn cách chữ có thể một chữ DÁM thôi.
Càng chăm chỉ, càng may mắn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây